Công chức sử dụng xe công tham gia các lễ hội bị xử lý thế nào?
Công chức có được dùng xe công tham gia các lễ hội không?
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
...
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
...
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng:
Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
...
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
...
Theo quy định, công chức không được sử dụng xe công và các phương tiện công để tham gia các lễ hội.
Trường hợp công chức sử dụng xe công để tham gia các lỗi hội khi công chức thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ.
Việc công chức sử dụng xe công để tham gia các lễ hội là hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản công và có thể bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
Công chức sử dụng xe công tham gia các lễ hội bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Công chức sử dụng xe công tham gia các lễ hội bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định các hình thức kỷ luật đối với công chức:
Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
...
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công:
Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công
...
2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:
...
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định áp dụng mức phạt tiền:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
...
Theo quy định trên, công chức sử dụng xe công tham gia các lễ hội bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
(1) Xử lý theo các hình thức kỷ luật đối với công chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.;
(2) Xử phạt hành chính
Tổ chức sử dụng xe công tham gia các lễ hội thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mức xử phạt trên là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, mức phạt tiền đối với công chức sử dụng xe công tham gia các lễ hội từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Công chức tham gia các lễ hội có quyền gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định công chức tham gia các lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?