Các cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2024? Khu vực cửa khẩu bao gồm khu vực nào?
Các cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2024?
Theo Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP, cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, có 05 cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2024 bao gồm:
- Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn).
- Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh).
- Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng).
- Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang).
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Các cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2024? (Hình từ Internet)
Khu vực cửa khẩu bao gồm khu vực nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 112/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP, khu vực cửa bao gồm:
[1] Quốc môn.
[2] Khu vực thực hiện thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất, nhập của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát: Để duy trì an ninh trật tự đồng thời điều tiết các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu biên giới.
- Nhà kiểm soát liên hợp, giành cho hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm: Khu vực chờ làm thủ tục; khu vực thực hiện thủ tục xuất, nhập; phòng đối ngoại; phòng xử lý vi phạm; phòng chỉ huy điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; khu vực bố trí trang bị, phương tiện kỹ thuật; phòng họp, tiếp khách.
- Khu vực cách ly kiểm dịch y tế và xử lý y tế; khu cách ly và xử lý động vật, sản phẩm động vật.
- Khu vực làm thủ tục, kiểm tra, giám sát đối với phương tiện, hàng hóa xuất, nhập.
- Khu vực kho, bến bãi tập kết hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa.
- Khu vực đón trả tầu (đối với cửa khẩu đường sắt).
- Cầu cảng, khu vực neo đậu đối với phương tiện thủy đang chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (đối với cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa).
[3] Khu vực làm việc của cơ quan nhà nước liên quan.
- Nơi làm việc của Ban Quản lý cửa khẩu.
- Nơi làm việc của các cơ quan: Vận tải, Ngân hàng, Kho bạc và các cơ quan liên quan khác.
[4] Khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ, thương mại.
- Cửa hàng kinh doanh miễn thuế; kinh doanh hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.
- Dịch vụ bưu chính.
- Dịch vụ du lịch.
- Khu vực bãi xe, bến đậu;
- Khu phi thuế quan (nếu có);
- Khu vực dịch vụ, thương mại khác.
[5] Khu vực cấm, khu vực khác (nếu có).
Thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới được quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới như sau:
Thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới
1. Thời gian làm việc tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Chính phủ hai bên thống nhất quyết định thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) thông qua đường ngoại giao.
3. Chủ tịch, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với chính quyền cấp tỉnh đối diện quy định, thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
......
Như vậy, thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó:
- Việc thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) thông qua đường ngoại giao do Chính phủ hai bên thống nhất quyết định.
- Việc quy định, thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới do Chủ tịch, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với chính quyền cấp tỉnh đối diện thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
- Thời gian mở cửa khẩu biên giới ngoài thời gian làm việc trong ngày đối với các trường hợp vì lý do khẩn cấp liên quan đến quốc phòng, an ninh, thiên tai, hỏa hoạn, cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm hoặc lý do bất khả kháng khác do Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thống nhất với cơ quan chức năng nước láng giềng, quyết định. Mặt khác, phải kịp thời báo cáo ngay Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?