Thời điểm cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là khi nào?
Thời điểm cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là khi nào?
Căn cứ theo điểm a, c khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường như sau:
Căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường
.....
2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
....
c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
.....
Theo đó, thời điểm cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được xác định như sau:
[1] Giấy phép môi trường phải được cấp trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: Đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
[2] Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
- Dự án đầu tư nhóm 1 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Dự án đầu tư nhóm 2 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án dưới đây:
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Tuy nhiên, đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì thời điểm cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.
Thời điểm cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giấy phép môi trường là bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn giấy phép môi trường được xác định như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm 1.
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm 1.
- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định các trường hợp nêu trên.
*Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Nội dung cấp giấy phép môi trường có gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải.
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?