Hướng dẫn cách ghi bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133?
Hướng dẫn cách ghi bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133?
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ là Mẫu số 01b - LĐTL được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, mẫu có dạng như sau:
Mẫu bảng chấm công làm thêm theo Thông tư 133
Hướng dẫn cách ghi bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133, cụ thể:
Mỗi bộ phận có phát sinh làm thêm ngoài giờ thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.
Cột A: Ghi số thứ tự
Cột B: Ghi họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.
Cột 1 - 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày từ ngày 01 đến ngày cuối tháng.
Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày thường trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày lễ, tết.
Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào buổi tối không thuộc ca làm việc của người lao động.
Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
Hướng dẫn cách ghi bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133? (Hình từ Internet)
Người lao động được tăng ca tối đa bao nhiêu giờ 01 ngày?
Tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, nếu người lao động tăng ca vào ngày làm việc bình thường, thì tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường.
Trường hợp người lao động tăng ca vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần, thì tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày.
Người lao động được tăng ca tối đa bao nhiêu giờ trong 01 tháng?
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, người lao động chỉ được làm thêm tối đa 40 giờ trong 01 tháng.
Lưu ý: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi được người lao động đồng ý, trừ các trường hợp đặc biệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?