Đề xuất xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn khi lái xe?
Đề xuất xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn khi lái xe?
Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp Bộ Y tế tổ chức ngày 29/1/2024, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề xuất xử lý hình sự tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng (vượt mức 3) dù chưa gây hậu quả.
Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định tài xế có nồng độ cồn ở mức 3 (trên 0,4 mg/lít khí thở hoặc quá 80 mg/100 ml máu) dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Điều này chưa hoàn toàn phù hợp nguyên tắc cơ bản trong xử phạt hành chính, đó là phạt tương xứng mức độ vi phạm.
Do vậy, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị cần quy định mức độ nào là "đặc biệt nghiêm trọng" khiến tài xế mất kiểm soát hoàn toàn và bị xử lý theo khoản 4, điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho hay: đề xuất trên đã được tính đến khi các cơ quan xây dựng pháp luật hình sự. Bộ luật Hình sự đã bổ sung điều khoản tăng nặng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn gây tai nạn. Tuy nhiên, trong thực tế cơ quan chức năng vẫn phải dựa vào mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản để xem xét yếu tố cấu thành tội phạm, làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định hiện nay, các cơ quan chức năng có liên quan cần gửi văn bản sang Tòa án nhân dân tối cao. Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan chức năng về một số hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng trong đó có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về nồng độ cồn nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể gây uy hiếp tính mạng của người dân, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu để cân nhắc, quyết định ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015
Dự kiến dự luật được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ đang là ý kiến đề xuất.
Đề xuất xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn khi lái xe? (Hình từ Internet)
Xử lý hình sự đối với tài xế có nồng độ cồn khi lái xe mà chưa có hậu quả thực tế theo pháp luật hình sự như thế nào?
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
...
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Qua đó có thể thấy từ ngày 01/01/2018 thì đã triển khai áp dụng quy định mới về việc xử lý hình sự đối với tài xế có nồng độ cồn khi lái xe mà có căn cứ cho rằng nếu không ngăn cản kịp thời sẽ gây ra những hậu quả sau:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Trên đây là những thiệt hại mà khi xác định khung hình phạt thì sẽ áp dụng ở mức rất nghiêm trọng
Đối với quy định này thì tài xế có nồng độ cồn sẽ bị xử lý hình sự như sau: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định
Có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông không?
Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về hành hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
...
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
...
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Đồng thời căn cứ tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với nồng độ cồn là:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tức là, chỉ cần khi thực hiện đo nồng độ cồn của người lái xe tham gia giao thông phát hiện ra có nồng độ cồn đều sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?