Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải?
Khí nhà kính là gì?
Trong nhà kính, ánh sáng mặt trời đi vào và nhiệt được giữ lại. Hiệu ứng nhà kính mô tả một hiện tượng tương tự trên quy mô hành tinh nhưng thay vì lớp kính của nhà kính, một số loại khí nhất định đang ngày càng làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
Hoạt động của con người dẫn đến việc tăng phát thải khí nhà kính. Không giống như các khí khác trong khí quyển như oxy và nitơ, khí nhà kính bị mắc kẹt trong bầu khí quyển, không thể thoát ra khỏi hành tinh. Khí nhà kính trở lại bề mặt, nơi nó được tái hấp thu.
Hiện tại chưa có văn bản giải thích cụ thể khí nhà kính là gì tuy nhiên có thể hiểu khí nhà kính là một loại khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ ở bước sóng nhiệt hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Các khí nhà kính chính trong bầu khí quyển của Trái Đất bao gồm: CO2, CH4, N2O, O3 và CFC,…
Do đó thuật ngữ khí nhà kính là thuật ngữ chỉ hiện tượng khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ ở bước sóng nhiệt hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải? (Hình từ Internet)
Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải?
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường đã ban hành Thông tư 28/2023/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
Theo đó tại Thông tư 28/2023/TT-BTNMT thì đối tượng áp dụng của định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được quy định như sau:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải sử dụng ngân sách nhà nước.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải; làm căn cứ giao dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
Bên cạnh đó Thông tư 28/2023/TT-BTNMT quy định về các công việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải, cụ thể như sau:
- Kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
+ Xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải.
+ Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
+ Xây dựng phương án giám sát cấp lĩnh vực.
+ Thực hiện đo đạc và xây dựng báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
- Kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
- Đo đạc, báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.
+ Xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải.
+ Đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở.
+ Xây dựng phương án giám sát.
+ Xây dựng báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở xử lý chất thải.
Lưu ý: Thông tư 28/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024
Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn như sau:
Theo đó nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn được quy định như sau:
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan với mục đích phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
- Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon đảm bảo công khai, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường các-bon. Các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường các-bon trên cơ sở tự nguyện.
- Nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát chỉ được thực hiện với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal theo lộ trình thời gian do Nghị định thư quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?