Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển bao nhiêu ngày thì được bán đấu giá?
Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển bao nhiêu ngày thì được bán đấu giá?
Căn cứ quy định Điều 6 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển như sau:
Nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển
...
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.
.....
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ hàng.
Do đó hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển từ 60 ngày trở lên mà không có người nhận thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.
Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau:
Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
b) Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
c) Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
d) Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
đ) Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
e) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
g) Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
....
Như vậy, toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
- Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
- Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
- Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
- Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
- Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
- Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
Hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển bao nhiêu ngày thì được bán đấu giá? (Hình từ internet)
Quy định về việc xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 14 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định về xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả như sau:
Xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả
1. Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định; trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
2. Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
3. Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Như vậy, quy định về việc xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả như sau:
- Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định;
Trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
- Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
- Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?