Đại lý làm thủ tục hải quan được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi nào?
Đại lý làm thủ tục hải quan được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định về đại lý làm thủ tục hải quan như sau:
Đại lý làm thủ tục hải quan
.....
3. Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi chủ hàng thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định về đại lý làm thủ tục hải quan thì đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi chủ hàng thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa của chủ hàng.
Người khai hải quan vắng mặt thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan như sau:
Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan
....
2. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:
a) Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
b) Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
c) Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
Như vậy, người khai hải quan vắng mặt thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được tiến hành dưới các hình thức sau đây:
- Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
- Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
- Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Lưu ý: Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
Đại lý làm thủ tục hải quan được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi nào? (Hình từ internet)
Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC quy định về tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan như sau:
Tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
.....
2. Chấm dứt hoạt động
a) Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a.1) Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
a.2) Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan;
a.3) Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
a.4) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;
a.5) Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều này mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại;
a.6) Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật phá sản;
a.7) Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
....
Như vậy, đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Bị xử lý về hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm; trốn thuế đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có gian lận trong việc cung cấp hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan hoặc hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan;
- Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng theo quy định tại tiết a.1, tiết a.2 và tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC mà đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và không có văn bản đề nghị tiếp tục hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;
- Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động đối với trường hợp quy định tại tiết a.4 điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BTC mà đại lý làm thủ tục hải quan không có đề nghị hoạt động trở lại;
- Doanh nghiệp hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
- Đại lý làm thủ tục hải quan có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?