Có bị xử phạt khi không lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý? Hồ sơ vụ việc gồm những giấy tờ nào?
Có bị xử phạt khi không lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý không?
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
Tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
...
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định có thể bao gồm cảnh cáo hoặc mức phạt tiền có khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
Có bị xử phạt khi không lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý? Hồ sơ vụ việc gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý
...
2. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm có:
a) Các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này;
b) Các văn bản, giấy tờ liên quan và kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
Theo đó, hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm những giấy tờ như sau:
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Các văn bản, giấy tờ liên quan và kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
Trợ giúp viên pháp lý đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
[1] Trợ giúp viên pháp lý hạng 1
Trợ giúp viên pháp lý hạng 1 quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
- Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực pháp luật được phân công;
- Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Chủ trì triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 02 vụ việc tham gia tố tụng thành công tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương trở lên;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng 2, trợ giúp viên pháp lý hạng 3 và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
- Đã chủ trì thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc đánh giá hiệu quả ít nhất 20 vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý hạng 2 trở lên hoặc ít nhất 20 vụ việc tham gia tố tụng do cơ quan tố tụng cấp tỉnh trở lên giải quyết.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 1 phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 06 năm cộng dồn (72 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
[2] Trợ giúp viên pháp lý hạng 2
Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
- Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được phân công;
- Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 01 vụ việc tham gia tố tụng thành công;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng 3 và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 09 năm cộng dồn (108 tháng) trở lên trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
[3] Trợ giúp viên pháp lý hạng 3
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
- Có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý được phân công;
- Có năng lực hướng dẫn áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý cho luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 nêu: “Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành ....' gì?