Năm 2024, Nghị định 100 xử phạt vi phạm giao thông có còn được áp dụng hay không?
Năm 2024, Nghị định 100 xử phạt vi phạm giao thông có còn được áp dụng hay không?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Nghị định 100) vẫn đang có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2019.
Nghị định 100 được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tính đến thời điểm hiện tại, một số nội dung của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã bị sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và chưa có văn bản nào thay thế hoàn toàn Nghị định 100. Do đó, Nghị định 100 vẫn đang được áp dụng để xử phạt các hành vi vi phạm giao thông trong năm 2024.
Năm 2024, Nghị định 100 xử phạt vi phạm giao thông có còn được áp dụng hay không? (Hình từ Internet)
Năm 2024, quên bằng lái xe khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
...
Như vậy, năm 2024 người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy quên mang theo giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô quên mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.
Cảnh sát giao thông có phải lập quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi người vi phạm nộp tiền tại chỗ không?
Căn cứ Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản cụ thể như sau:
Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Như vậy, đối với trường hợp người vi phạm nộp tiền tại chỗ thì Cảnh sát giao thông phải lập quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.
Đồng thời, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?