Người thuê trọ hay chủ trọ phải đăng ký tạm trú cho người thuê trọ?
Người thuê trọ hay chủ trọ phải đăng ký tạm trú cho người thuê trọ?
Theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi tạm trú như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
...
Đồng thời tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Theo đó, khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Như vậy, đối với việc đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thì đó là trách nhiệm của công dân đó. Tức là khi đi thuê trọ thì người thuê trọ sẽ có trách nhiệm đi đăng ký tạm trú cho mình. Ngoài ra trường hợp hợp đồng thuê trọ hoặc 02 bên có thỏa thuận về việc người chủ trọ sẽ có trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người thuê trọ thì lúc này người chủ trọ sẽ có trách nhiệm đăng ký tạm trú
Tuy nhiên đối với trường hợp đăng ký tạm trú cho người nước ngoài sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 như sau:
Khai báo tạm trú
1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người nước ngoài tạm trú.
...
Theo đó, trong trường hợp người đến thuê trọ và cần đăng ký tạm trú là người nước ngoài thì người có trách nhiệm đăng ký tạm trú là chủ trọ
Người thuê trọ hay chủ trọ phải đăng ký tạm trú cho người thuê trọ? (Hình từ Internet)
Không đăng ký tạm trú, người thuê trọ hay chủ trọ là người bị phạt?
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Qua đó có thể thấy theo quy định pháp luật không nêu rõ người thuê trọ hay người chủ trọ sẽ bị phạt khi không đăng ký tạm trú.
Tức là cả người chủ trọ và người thuê trọ đều có thể là người bị phạt nếu không đăng ký tạm trú
- Trường hợp có thỏa thuận chủ trọ có trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người thuê trọ nhưng không thực hiện thì người chủ trọ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
- Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận người thuê trọ tự đăng ký tạm trú thì người thuê trọ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
*Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp 02 lần (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Mẫu tờ khai đăng ký tạm trú mới nhất 2024?
Sau đây là mẫu tờ khai đăng ký tạm trú chuẩn pháp lý mới nhất 2024:
Tải về miễn phí mẫu tờ khai đăng ký tạm trú chuẩn pháp lý tại đây tải về
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?