Hướng dẫn chi tiết cách khai báo tạm trú trên app VNeID tại nhà đơn giản nhất?

Tôi có một vấn đề cần được giúp đỡ: Anh chị có thể hướng dẫn tôi cách khai báo tạm trú trên app VNeID tại nhà chính xác nhất? Mong được giải đáp thắc mắc!

Hướng dẫn chi tiết cách khai báo tạm trú trên app VNeID tại nhà đơn giản nhất?

Khai báo tạm trú là một thủ tục hành chính rất phổ biến. Để khai báo tạm trú công dân có thể đến trực tiếp cơ quan quản lý cư trú hoặc thực hiện đăng ký online. Công dân có định danh điện tử mức 2 có thể khai báo tạm trú online trên app VNeID, cụ thể cách khai báo tạm trú như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào app VNeID trên điện thoại

Bước 2: Chọn mục Thủ tục hành chính

Bước 3: Chọn Thông báo lưu trú

Bước 4: Chọn Tạo mới yêu cầu

Bước 5: Cung cấp đầy đủ thông tin tại Cơ quan công an thực hiện

Bước 6: Lựa chọn loại hình cư trú

Bước 7: Chọn Tên cơ sở lưu trú => chọn Tiếp tục

Bước 8: Xác nhận lại thông tin vừa khai báo

Nếu cần đăng ký thêm người lưu trú khác, chọn Thêm người lưu trú và nhập thông tin tương ứng để đăng ký tạm trú trên VNeID và tiếp tục cung cấp thêm thông tin lưu trú của người được đăng ký thêm

Bước 9: Gửi yêu cầu xét duyệt để hoàn tất khai báo tạm trú trên app VNeID

Hướng dẫn chi tiết cách khai báo tạm trú trên app VNeID tại nhà đơn giản nhất?

Hướng dẫn chi tiết cách khai báo tạm trú trên app VNeID tại nhà đơn giản nhất? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào cần phải đăng ký tạm trú?

Theo Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về tạm trú như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
...
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
...

Đồng thời tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

Theo đó, đăng ký tạm trú là một trong những thủ tục đăng ký cư trú và phải được thực hiện khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những giấy tờ nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau:

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những giấy tờ sau:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

- Tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP gồm:

+ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất (trong đó có thông tin về nhà ở);

+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

+ Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

+ Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu.

Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

Trân trọng!

Khai báo tạm trú
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khai báo tạm trú
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách khai báo tạm trú trên app VNeID tại nhà đơn giản nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khai báo tạm trú
Chu Tường Vy
135,344 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào