Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024?
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người ở trọ có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú online qua 2 hình thức sau:
[1] Đăng ký tạm trú qua ứng dụng VNeID
Để đăng ký tạm trú qua ứng dụng VNeID, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại di động
Bước 2: Đăng nhập ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử
Bước 3: Tại mục Thủ tục hành chính, chọn Thông báo lưu trú => Đăng ký tạm trú
Bước 4: Chọn Tạo mới yêu cầu, sau đó Khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn
Bước 5: Đính kèm bản quét hoặc bản chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
Bước 6: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
[2] Đăng ký tạm trú qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an
Để đăng ký tạm trú online qua cổng dịch vụ công quản lý cư trú, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Bước 2: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công quốc gia
Bước 3: Chọn mục Thủ tục hành chính
Bước 4: Tìm kiếm cụm từ Tạm trú và chọn kết quả Đăng ký tạm trú
Bước 5: Chọn Nộp hồ sơ
Bước 6: Điền các thông tin theo yêu cầu hiển thị trên màn hình, những mục có dấu * là những mục bắt buộc điền
Bước 7: Tải lên các file theo yêu cầu hồ sơ
Bước 8: Ở mục Nhận thông báo, công dân chọn phương thức nhận thông báo thuận tiện với bản thân
Bước 9: Chọn cam kết lời khai và chọn Ghi và gửi hồ sơ hoặc chọn Ghi (tùy theo nhu cầu công dân)
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Các giấy tờ nào chứng minh chỗ ở hợp pháp?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
...
Như vậy, các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, bao gồm:
(1) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
(2) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
(3) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
(4) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
(5) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
(6) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
(7) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
(8) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
(9) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu.
Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;
(10) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
(11) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Không đăng ký tạm trú thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú:
Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú:
Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, công dân thuê trọ có nghĩa vụ đăng ký tạm trú trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi tạm trú. Nếu không đăng ký tạm trú có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, công an xã được xử lý vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
- Đề thi cuối kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Thủ tục thăm nuôi người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập như thế nào?
- Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?
- Đề thi cuối kì 1 Toán 12 Kết nối tri thức có đáp án năm học 2024-2025?