Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 có được lấy ý kiến trước khi ban hành hay không?
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 có được lấy ý kiến trước khi ban hành hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định như sau:
Lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định
Trong quá trình soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 57 của Luật này; lấy ý kiến Hội đồng dân tộc, nếu trong dự thảo nghị định có quy định về việc thực hiện chính sách dân tộc.
Như vậy, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 phải được lấy ý kiến trước khi ban hành. Theo đó, trong quá trình soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng sau:
- Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Hội đồng dân tộc nếu trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 có quy định về việc thực hiện chính sách dân tộc.
Mặt khác, việc lấy ý kiến có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thông tin điện tử, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày, trừ những văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
Trong thời gian dự thảo đang được lấy ý kiến, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý lại dự thảo văn bản mà khác với dự thảo đã đăng tải trước đó thì phải đăng lại dự thảo văn bản đã được chỉnh lý.
- Lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 có được lấy ý kiến trước khi ban hành hay không? (Hình từ Internet)
Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 do cơ quan nào ban hành?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Nghị định của Chính phủ như sau:
Nghị định của Chính phủ
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
.....
Thông qua quy định trên, Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 do Chính phủ ban hành.
Hồ sơ Dự thảo Nghị định trình Chính phủ bao gồm tài liệu nào?
Theo quy định Điều 93 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi khoản 26 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, hồ sơ Dự thảo Nghị định trình Chính phủ bao gồm tài liệu như sau:
[1] Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định.
[2] Dự thảo nghị định.
[3] Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
[4] Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo nghị định.
[5] Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị định.
[6] Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.
[7] Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
[8] Tài liệu khác (nếu có).
*Tài liệu [1], [2] và [3] được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Trân trọng!
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Đất đai
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?