Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ là bao lâu?

Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ là bao lâu? Câu hỏi của anh Đạt - Yên Bái

Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn
.....
6. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7. Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
- 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách.
- 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
- 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.

Theo đó, thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ được xác định như sau:

- Đối với hình thức kỷ luật khiển trách: Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ là 12 tháng, tính từ ngày ký quyết định kỷ luật.

- Đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo: Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ là 30 tháng, tính từ ngày ký quyết định kỷ luật.

- Đối với hình thức kỷ luật cách chức: Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ là 60 tháng, tính từ ngày ký quyết định kỷ luật.

Nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022, nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử được quy định như sau:

- Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.

- Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.

Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ là bao lâu?

Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ là bao lâu? (Hình từ Internet)

Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử từ nguồn nhân sự tại chỗ ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022, quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử từ nguồn nhân sự tại chỗ ra được thực hiện như sau:

Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Bước 2:

Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

*Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn:

- Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh.

- Người nào đạt số phiếu đồng ý cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn.

- Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo.

- Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% trở lên thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn:

- Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

- Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn.

- Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này). Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

- Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2 thì tập thể lãnh đạo họp, thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt, xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo (bằng phiếu kín) theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Người được lựa chọn phải có số phiếu giới thiệu ít nhất 2/3 trở lên của tổng số thành viên tập thể lãnh đạo theo quy định. Trường hợp không có người đạt số phiếu ít nhất 2/3 thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

- Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác.

- Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên).

Bước 5: Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bằng văn bản) của ban thường vụ đảng uỷ (đảng uỷ cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ); kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nguyên tắc lựa chọn:

- Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu so với tổng số người được triệu tập thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Trường hợp 2 người có số phiếu ngang nhau đạt tỉ lệ 50% thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.

*Thành phần hội nghị ở mỗi bước quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định 80-QĐ/TW năm 2022, từng hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

*Lưu ý: Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 áp dụng đối với các cán bộ, viên chức, công chức, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan và đơn vị trong hệ thống chính trị.

Trân trọng!

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ yếu lý lịch Mẫu 2C/TCTW-98 mới nhất 2024 và cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mới nhất 2024 và cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất hiện nay và cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ địa chính là gì? Tiêu chuẩn đối với công chức địa chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định phân loại sức khỏe cán bộ theo Bộ Y tế mới nhất 2024? Cán bộ được khám sức khỏe mấy lần trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được kéo dài thời gian đào tạo nước ngoài sau đại học của cán bộ công chức viên chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công chức không được làm những việc gì? 04 trường hợp cán bộ có thể xin từ chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn là ai? Có mấy hình thức kỷ luật vi phạm đối với cán bộ công đoàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh người hoạt động không chuyên trách có được hưởng phụ cấp của tất cả các chức danh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật của cán bộ là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Dương Thanh Trúc
313 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cán bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào