Mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024 như thế nào?

Cho tôi hỏi: Mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024 như thế nào? Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bài như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024 như thế nào?

Căn cứ quy định Mục 11 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mẫu số B 01b– DN bảng cân đối kế toán giữa niên độ như sau:

Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024:

Tải về, mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024.

Mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024 như thế nào?

Mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bài như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau:

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
...
4. Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
c) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.
....

Như vậy, tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

Cụ thể quy định như sau:

- Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;

- Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính đối với Bảng Cân đối kế toán khi chia tách, sáp nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 105 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi chia tách, sáp nhập doanh nghiệp như sau:

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi chia tách, sáp nhập doanh nghiệp
Khi chia tách một doanh nghiệp thành nhiều doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân hoặc khi sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bị chia tách hoặc bị sáp nhập phải tiến hành khóa sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chia tách, sáp nhập, doanh nghiệp mới phải ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
....
2. Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số cuối năm”. Cột “Số đầu năm” không có số liệu.
.....

Theo đó khi chia tách một doanh nghiệp thành nhiều doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân hoặc khi sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bị chia tách hoặc bị sáp nhập phải tiến hành khóa sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính đối với Bảng Cân đối kế toán khi chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số cuối năm”. Cột “Số đầu năm” không có số liệu.

Trân trọng!

Chế độ kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức ban hành Thông tư 24 về Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng cân đối kế toán giữa niên độ năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133 được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ kế toán
Đinh Khắc Vỹ
191 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào