Ô nhiễm không khí là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?
Ô nhiễm không khí là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?
Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí do các chất ô nhiễm, bao gồm bụi, khói, khí thải, hơi hữu cơ, phóng xạ,... được đưa vào không khí. Sự thay đổi này làm giảm chất lượng không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường.
Đây được xem à một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người và môi trường. Để bảo vệ môi trường không khí, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
[1] Di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi thành phố: Điều này giúp giảm thiểu nguồn gốc ô nhiễm và đảm bảo không khí trong thành phố tốt hơn.
[2] Phát triển công nghệ sản xuất sạch: Việc đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn trong các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp sẽ giảm thiểu khí thải và ô nhiễm không khí.
[3] Trồng cây xanh: Cây xanh có tác dụng hấp thụ khí CO2 và các chất độc hại trong không khí, đồng thời giải phóng oxy. Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh ở các khu đô thị, khu công nghiệp và các khu vực khác.
[4] Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng: Phương tiện giao thông cá nhân thải ra nhiều khí thải độc hại, vì vậy chúng ta nên ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì xe máy hoặc ô tô cá nhân.
[5] Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh: Xây dựng các công trình kiến trúc xanh trong đô thị như tòa nhà có hệ thống xanh và kết cấu thân thiện với môi trường để cải thiện chất lượng không khí.
[6] Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: Các thiết bị điện khi hoạt động vẫn tiêu thụ điện năng và thải ra các khí độc hại. Vì vậy, chúng ta nên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
[7] Tuyên truyền và nâng cao nhận thức: Tăng cường tuyên truyền và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người lái xe và chủ cơ sở sản xuất.
[8] Trồng cây gây rừng: Mở rộng hoạt động trồng cây gây rừng để mọi công dân đều tham gia vào việc bảo vệ môi trường không khí.
[9] Xử lý chất thải một cách khoa học: Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học để giảm
[...]
Ô nhiễm không khí là gì? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí như sau:
Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
....
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
c) Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây trong thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí:
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
- Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí;
- Cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
- Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như sau:
Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
4. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quy định chung về bảo vệ môi trường không khí như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?