Khối H gồm những tổ hợp môn nào? Học khối H ra làm nghề gì?
Khối H gồm những tổ hợp môn nào? Học khối H ra làm nghề gì?
Khối H là khối thi năng khiếu, bao gồm tổ hợp môn thi Ngữ văn, Vẽ năng khiếu 1 và Vẽ năng khiếu 2 dành cho các thí sinh có năng khiếu về mỹ thuật.
Đối với những thí sinh chưa tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông thì phải thi tổ hợp ba môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, sau đó lựa chọn một bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Hiện nay, khối H được chia thành 9 tổ hợp môn khác nhau, bao gồm:
Tên khối | Tổ hợp môn xét tuyển |
H00 | Ngữ văn - Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 (Hình họa) - Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (Bố cục màu) |
H01 | Toán học - Ngữ văn - Vẽ |
H02 | Toán - Vẽ hình họa mỹ thuật - Vẽ trang trí màu |
H03 | Toán - Khoa học tự nhiên - Vẽ năng khiếu |
H04 | Toán - Tiếng Anh - Vẽ năng khiếu |
H05 | Ngữ văn - Khoa học xã hội - Vẽ năng khiếu |
H06 | Ngữ văn - Tiếng Anh - Vẽ mỹ thuật |
H07 | Toán - Hình họa - Trang trí |
H08 | Ngữ văn - Lịch sử - Vẽ mỹ thuật |
Các ngành học phù hợp với khối H:
- Thiết kế công nghiệp
- Thiết kế thời trang
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế nội thất
- Sư phạm mỹ thuật
- Điêu khắc
- Kiến trúc
- Đồ họa
- Hội họa
- Công nghệ điện ảnh – truyền hình
- Gốm
- Quản lý văn hóa
Các nghề nghiệp có thể làm sau khi học khối H:
- Thiết kế
- Sáng tạo nghệ thuật
- Giảng dạy mỹ thuật
- Điêu khắc
- Kiến trúc sư
- Chuyên viên đồ họa
- Chuyên viên điện ảnh – truyền hình
- Chuyên viên quản lý văn hóa
Nhìn chung, khối H là khối thi dành cho những thí sinh có năng khiếu về mỹ thuật. Các ngành học và nghề nghiệp phù hợp với khối H rất đa dạng, mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội lựa chọn.
Hiện nay có các trường đại học tuyển sinh khối H bao gồm:
(1) Tại miền Bắc
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Dân lập Đông Đô
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu
- Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Kinh Bắc
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
(2) Tại miền Nam
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học An Giang
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Đồng Nai
- Đại học Kiến trúc TPHCM
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Khối H gồm những tổ hợp môn nào? Học khối H ra làm nghề gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định đối tượng, điều kiện dự thi:
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
...
Như vậy, đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau:
(1) Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi
- Được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
- Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
(2) Đối với thí sinh đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước
- Có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
(3) Đối với thí sinh đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
Đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định.
Lưu ý: Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1; Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Đăng ký dự thi theo quy định và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
- Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi.
- Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
- Phải tuân thủ các quy định trong phòng thi;
- Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại phòng thì thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:
+ Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;
+ Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;
+ Khi nhận đề thi cần lưu ý kiểm tra bảo đảm các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi; nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với CBCT trong phòng thi chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi; phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép;
+ Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;
+ Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;
+ Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi CBCT đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi.
- Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?