Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15?
Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15?
Kỳ họp bất thường lần thứ 5 khai mạc vào ngày 15/1/2024 và dự kiến bế mạc vào sáng 18/1/2024 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội nghỉ 1 ngày (17/1/2024) để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.
Theo đó, tại Điều 72 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 72.
Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực của Quốc hội.
Đồng thời cũng là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Ngày 31/3/2021, ông Vương Đình Huệ được Quốc hội bầu là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, nhiệm kỳ 2021-2026.
Như vậy, phiên khai mạc và phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì.
Phiên khai mạc kỳ họp diễn ra vào ngày 15 tháng 1 năm 2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phiên bế mạc diễn ra vào ngày 18 tháng 1 năm 2024.
Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội bao gồm:
[1] Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
[2] Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
[3] Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
[4] Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
[5] Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
[6] Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
[7] Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Tiết 2.6 Tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội thì cần bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực sau:
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng, trong Quốc hội và nhân dân;
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trong việc chỉ đạo thể chế hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước;
- Bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
- Hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?