Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp?
Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp?
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 09/2023/TT-BTP quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp.
Theo đó, Thông tư 09/2023/TT-BTP quy định về:
- Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp;
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp;
- Tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp;
- Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp;
- Hồ sơ, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp là việc giám định về nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp? (Hình từ Internet)
Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo các bước nào?
Tại Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-BTP có quy định quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp như sau:
Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp
1. Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau:
a) Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;
b) Chuẩn bị giám định;
c) Thực hiện giám định;
d) Kết luận giám định;
đ) Trả kết luận giám định;
e) Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định;
2. Ban hành kèm theo Thông tư này sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục I).
Như vậy, quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;
Bước 2: Chuẩn bị giám định;
Bước 3: Thực hiện giám định;
Bước 4: Kết luận giám định;
Bước 5: Trả kết luận giám định;
Bước 6: Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định.
Việc phân công, cử người thực hiện giám định tư pháp được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-BTP có quy định phân công, cử người thực hiện giám định như sau:
(1) Phân công, cử người thực hiện giám định ở Bộ Tư pháp
- Trường hợp Bộ Tư pháp được trưng cầu
Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng đơn vị chuyên môn được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phân công có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.
Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được đề xuất cử làm giám định.
- Trường hợp tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được trưng cầu
Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm lựa chọn, cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.
Trường hợp cử từ hai người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được cử làm giám định.
(2) Phân công, cử người thực hiện giám định ở địa phương
- Trường hợp Sở Tư pháp được trưng cầu
Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Lãnh đạo Sở Tư pháp phân công đơn vị chuyên môn lựa chọn, đề xuất cử giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.
Trường hợp cử từ 02 người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được đề xuất cử làm giám định.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức chuyên môn khác hoặc tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp hoặc cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương được trưng cầu
Căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, Thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc đơn vị chuyên môn thuộc Sở Tư pháp hoặc tổ chức chuyên môn khác hoặc tổ chức hành nghề tư pháp ở địa phương hoặc cơ quan thi hành dân sự trên địa bàn địa phương có trách nhiệm lựa chọn, cử người có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định và dự kiến số lượng người làm giám định.
Trường hợp cử từ 02 người trở lên thực hiện việc giám định thì thành lập Tổ giám định, trong đó giao nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ giám định cho một trong số những người được cử làm giám định.
(3) Tổ trưởng Tổ giám định có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Tổ giám định, người giúp việc (nếu có), điều hành việc chuẩn bị, thực hiện giám định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Dịch vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ phát triển cộng đồng như thế nào?
- Bảng lương của kiểm soát viên chính đê điều hiện nay là bao nhiêu?
- Dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
- 2 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 2 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?