Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa 15 diễn ra bao nhiêu ngày?
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 diễn ra bao nhiêu ngày?
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào 8h00 phút sáng 15/01/2024. Theo đó, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 diễn ra trong 2.5 ngày theo hình thức họp tập trung. Dự kiến sẽ bế mạc vào sáng 18/01/2024.
Bên cạnh đó, phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa 15 diễn ra bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường?
Căn cứ tại Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về kỳ họp Quốc hội như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
3. Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 92 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về triệu tập kỳ họp Quốc hội như sau:
Triệu tập kỳ họp Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội chậm nhất là 30 ngày và kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
2. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
3. Quyết định triệu tập kỳ họp cùng với dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội như sau:
Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
....
Thông qua các quy định trên, Quốc hội tiến hành tổ chức kỳ họp bất thường khi các chủ thể sau yêu cầu:
- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội.
Theo đó, đối với kỳ họp bất thường, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Đồng thời, dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.
Chương trình Kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, chương trình Kỳ họp Quốc hội được quy định cụ thể như:
[1] Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội căn cứ vào:
- Nghị quyết của Quốc hội.
- Đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội
[2] Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
[3] Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.
[4] Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp căn cứ vào:
- Đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?