Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu nào?
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu nào?
- Việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào?
- Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào?
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu nào?
Căn cứ quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP như sau:
Theo đó chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu sau đây:
- Người xuất khẩu hoặc người sản xuất: nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất;
- Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận;
- Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;
Thông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và không biết thông tin người xuất khẩu. Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
- Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” ("Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất.
Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”).
Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
- Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
- Mô tả và mã số HS của hàng hóa;
Ghi rõ mô tả hàng hóa và mã số hàng hóa ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa:
+ Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận xuất xứ.
Lưu ý: Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết);
- Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng;
- Thời hạn (Blanket Period)
Trong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng;
- Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền:
Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận:
+ Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãn điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật.
+ Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở.
Việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu như sau:
Xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
2. Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết.
3. Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Như vậy, việc xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được quy định như sau:
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
- Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết.
- Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP phải có đủ các thông tin tối thiểu nào? (Hình từ Internet)
Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:
Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
1. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
a) Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
c) Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
d) Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.
......
Như vậy, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
- Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
- Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
- Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?