Sinh viên đã tốt nghiệp nhưng muốn học thêm tín chỉ của một ngành khác mà không có nhu cầu lấy văn bằng thì được không?
Sinh viên đã tốt nghiệp nhưng muốn học thêm tín chỉ của một ngành khác mà không có nhu cầu lấy văn bằng thì được không?
Theo Điều 17 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo như sau:
Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo
1. Các cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành quy định về việc công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ làm căn cứ cho phép sinh viên của cơ sở đào tạo này được học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác và ngược lại (sau đây gọi là trao đổi sinh viên).
2. Trên cơ sở đánh giá và công nhận lẫn nhau, sinh viên của cơ sở đào tạo này có thể đăng ký thực hiện học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác, nếu được hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý với số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy tại cơ sở đào tạo khác (nếu có) không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
....
Qua đó có thể thấy giữa các cơ sở giáo dục đại học có thể công nhận lẫn nhau và cho phép sinh viên bên kia được học một số học phần tại cơ sở giáo dục bên này và ngược lại
Tuy nhiên đây là trường hợp trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục đại học và không có quy định cho phép sinh viên đã tốt nghiệp có thể học thêm 1 số tín chỉ dù không có yêu cầu muốn nhận văn bằng công nhận
Đồng thời tại Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy đinh về học cùng lúc hai chương trình như sau:
Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
....
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
...
Theo đó, đối với quy định về cho phép học 02 chương trình cùng lúc cũng áp dụng đối với sinh viên đang học tập tại trường và chưa tốt nghiệp chứ không có quy định cho sinh viên đã tốt nghiệp muốn học thêm một số tin chỉ của ngành khác dù không có nhu cầu lấy văn bằng công nhận
Như vậy, hiện nay chưa có quy định cho phép sinh viên đã tốt nghiệp học thêm một số tín chỉ của ngành khác nên không có căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện. Việc sinh viên đã tốt nghiệp có nhu cầu học tập thêm sẽ cần tuân thủ theo quy định pháp luật về đào tạo sau đại học
Sinh viên đã tốt nghiệp nhưng muốn học thêm tín chỉ của một ngành khác mà không có nhu cầu lấy văn bằng thì được không? (Hình từ Internet)
Sinh viên có thể được đổi ngành học khi đáp ứng được điều kiện nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên có thể đổi ngành học của mình so với đăng ký nguyện vọng ban đầu nếu như có đủ các điều kiện sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định;
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Hệ thống văn bằng, chứng chỉ của giáo dục đại học gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học như sau:
- Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?