Kế hoạch vay hoặc trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì?
Kế hoạch vay hoặc trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 24 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
....
2. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, cho vay lại và cơ cấu lại nợ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, trả nợ cho vay lại; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ;
c) Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
.....
Như vậy, kế hoạch vay hoặc trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó nội dung kế hoạch vay hoặc trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, cho vay lại và cơ cấu lại nợ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, trả nợ cho vay lại; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ.
Kế hoạch vay hoặc trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 15 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm như sau:
Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
1. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, vay mới để trả nợ gốc theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
3. Tình hình thị trường vốn trong nước, nước ngoài; dự kiến lãi suất, tỷ giá, nhu cầu cơ cấu lại các khoản nợ Chính phủ năm kế hoạch.
4. Hạn mức dư nợ, bội chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành và nhu cầu sử dụng vốn vay cho các chương trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương, đối tượng được vay lại và đối tượng được bảo lãnh Chính phủ.
Theo đó căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm gồm có:
- Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm.
- Nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, vay mới để trả nợ gốc theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
- Tình hình thị trường vốn trong nước, nước ngoài; dự kiến lãi suất, tỷ giá, nhu cầu cơ cấu lại các khoản nợ Chính phủ năm kế hoạch.
- Hạn mức dư nợ, bội chi ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công năm hiện hành và nhu cầu sử dụng vốn vay cho các chương trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương, đối tượng được vay lại và đối tượng được bảo lãnh Chính phủ.
Các chỉ tiêu an toàn nợ công gồm những gì?
Căn cứ quy định điều 21 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định.
2. Các chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:
Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
...
Như vậy, chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định gồm có:
- Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
- Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
- Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?