Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động theo chương trình EPS sang Hàn cho năm 2024?

Hỏi: Theo thông báo về việc tuyển lao động sang Hàn Quốc theo EPS cho 2024 thì có phải đã tạm gỡ quy định về việc tạm dừng tuyển lao động của 8 địa phương không? (K.L - Nghệ An)

Tạm thời gỡ quy định dừng tuyển lao động sang Hàn theo chương trình EPS cho năm 2024?

Các địa phương nằm trong danh sách tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động gồm 8 thành phố, thị xã và huyện ở 4 tỉnh:

- Huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh),

- TP Chí Linh (Hải Dương),

- Huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

- Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Vào kỳ thi đầu năm 2023, lao động tại các địa phương trên bị tạm dừng tuyển bởi có trên 70 người cư trú bất hợp pháp tại Hàn, trên 27% lao động hết hạn hợp đồng không về nước. Tuy nhiên, Việt - Hàn cùng thống nhất không áp dụng chính sách này vào kỳ thi năm nay do các địa phương đã giảm được tỷ lệ cư trú bất hợp pháp dưới mức cam kết.

Kỳ thi tuyển lao động sang Hàn theo Chương trình EPS năm 2024 tuyển khoảng 15.300 người, trong đó có 11.200 chỉ tiêu ngành sản xuất chế tạo, gần 900 người ngành nông nghiệp, 200 chỉ tiêu xây dựng và hơn 3.000 vị trí ngành ngư nghiệp. Như vậy, chỉ tiêu của đợt 1 năm 2024 nhiều hơn cùng kỳ năm 2023, khi đó tổng chỉ tiêu khoảng 12.000.

Đặc biệt, một vấn đề nhiều người quan tâm đó là kỳ thi tiếng Hàn đợt 1 năm 2024 có áp dụng quy định tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương như nhiều năm trước. Trung tâm Lao động ngoài nước khẳng định phạm vi tuyển chọn mở rộng là toàn quốc, trừ một số ngành đặc thù như nông nghiệp, ngư nghiệp có quy định riêng, cụ thể:

- Sản xuất chế tạo hơn 11.200,

- Xây dựng 200,

- Nông nghiệp gần 900

- Ngư nghiệp khoảng 3.000 người.

Riêng ngành nông, ngư nghiệp lấy lao động là người dân tộc thiểu số, thường trú tại một trong 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

Văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS được thành lập năm nào và có nhiệm vụ gì?

Ngày 21 tháng 08 năm 2013, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 1225/QĐ-LĐTBXH năm 2013 về việc thành lập Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc trực thuộc Trung tâm Lao động ngoài nước

Theo Điều 1 Quyết định 1225/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:

Thành lập Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS) trực thuộc Trung tâm Lao động ngoài nước.
Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS có trụ sở tại Hàn Quốc, tên giao dịch quốc tế là Vietnamese EPS Worker Management Office (VEWMO).

Đồng thời tại Điều 2 Quyết định 1225/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định như sau:

Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS có chức năng quản lý người lao động Việt Nam làm việc theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc; phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc trong việc tuyên truyền, vận động người lao động Việt Nam thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam; hỗ trợ, hướng dẫn hoặc trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ngoài ra, tại Điều 7 Quyết định 1225/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định là Quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký

Do đó, ngày 21/8/2013 là ngày thành lập Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc trực thuộc Trung tâm Lao động ngoài nước

Nhiệm vụ của văn phòng là:

- Quản lý người lao động Việt Nam làm việc theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc trong việc tuyên truyền, vận động người lao động Việt Nam thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam;

- Hỗ trợ, hướng dẫn hoặc trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động theo chương trình EPS sang Hàn cho năm 2024?

Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động theo chương trình EPS sang Hàn cho năm 2024? (Hình từ Internet)

Người lao động xuất khẩu Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ?

Theo Điều 1 Nghị quyết 83/NQ-CP năm 2022 quy định về ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc như sau:

Điều 1. Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Đồng thời tại Điều 5 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg quy định về ngân hàng nơi cho vay và mức vay như sau:

Ngân hàng nơi cho vay và mức vay
Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng mức tiền ký quỹ được thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và không vượt quá 100.000.000 đồng.

Theo đó, người lao động xuất khẩu Hàn Quốc theo chương trình EPS 2024 sẽ được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho vay để ký quỹ đến 100 triệu đồng

Trân trọng!

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm đăng ký thi EPS 2024 ở đâu? Hồ sơ vay vốn để đi làm việc theo Chương trình EPS gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cần giấy phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động theo chương trình EPS sang Hàn cho năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cưỡng ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay vốn 100 triệu đồng với thời hạn 05 năm 04 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các trung tâm giải trí có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Chu Tường Vy
601 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào