Có bao nhiêu cách khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất hoặc lộ thông tin?
Có bao nhiêu cách khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất hoặc lộ thông tin?
Hiện nay, việc sử dụng thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không ít người gặp phải tình trạng làm mất thẻ hoặc bị lộ thông tin thẻ. Để ngăn chặn thiệt hại về tài chính, người dùng cần nhanh chóng khóa thẻ ngân hàng.
Dưới đây là một số cách khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất hoặc lộ thông tin nhanh chóng:
[1] Gọi điện cho tổng đài của ngân hàng
Đây là một trong những cách khóa thẻ ngân hàng nhanh chóng và đơn giản nhất. Khi liên hệ với tổng đài, khách hàng cần cung cấp số thẻ, số CMND/CCCD, họ tên chủ thẻ, số điện thoại...để nhân viên xác nhận chủ thẻ.
Khi nhân viên kiểm tra thông tin trùng khớp trên hệ thống, thẻ ngân hàng sẽ được khóa ngay lập tức.
[2] Khóa thẻ qua Internet Banking/Mobile Banking
Trên ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking, người dùng chỉ cần đăng nhập tài khoản và chọn chức năng khóa thẻ.
[3] Khóa thẻ qua tin nhắn
Nhiều ngân hàng còn cung cấp dịch vụ khóa thẻ qua tin nhắn. Mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp gửi tin nhắn khóa thẻ khác nhau. Khách hàng cần tìm hiểu và thực hiện theo đúng cú pháp.
[4] Khóa thẻ tại cây ATM
Tại một số ngân hàng, cây ATM được tích hợp tính năng đóng, khóa thẻ thông qua hình thức quét mã QR Code. Đây cũng là biện pháp giúp bạn khóa thẻ an toàn và nhanh chóng nhất.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện khóa thẻ, hãy gọi điện tới ngân hàng để hỏi trước để tránh làm mất thời gian. Ngoài ra, cách khóa này không dùng cho những khách hàng đã làm mất thẻ.
[5] Đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng để khóa thẻ
Người dùng có thể đến trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ để yêu cầu nhân viên hỗ trợ khóa thẻ.
Khách hàng cần mang theo căn cước công dân hoặc hộ chiếu và các giấy tờ có liên quan khác ra chi nhánh hay phòng giao dịch gần nhất.
Tại đây, khách hàng cần điền tờ khai yêu cầu khóa thẻ để được khóa thẻ theo yêu cầu.
Lưu ý:
Khi khóa thẻ qua tổng đài hoặc tin nhắn, khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin thẻ, bao gồm:
* Số thẻ
* Số CMND/CCCD
* Họ tên chủ thẻ
* Số điện thoại
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Có bao nhiêu cách khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất hoặc lộ thông tin? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:
Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2. Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tài khoản ngân hàng được hiểu là tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng như (ngân hàng thương mại; ngân hàng chính sách;...).
Theo đó, tài khoản thanh toán được dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Đối tượng mở tài khoản ngân hàng bao gồm tổ chức và cá nhân.
Đối với cá nhân thì người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể mở tài khoản ngân hàng nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Với người dưới 15 tuổi; người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.
Ai có quyền yêu cầu chấm dứt tạm khóa tài khoản ngân hàng?
Theo Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về tạm khóa tài khoản thanh toán như sau:
Tạm khóa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, người có quyền yêu cầu chấm dứt tạm khóa tài khoản ngân hàng, bao gồm:
- Chủ tài khoản ngân hàng;
- Hoặc người giám hộ của chủ tài khoản ngân hàng;
- Hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản;
Ngoài ra, yêu cầu chấm dứt tạm khóa tài khoản ngân hàng có thể theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
- Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?