Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh?
Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh?
Ngày 30 tháng 12 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 96/2023/NĐ-CP là:
- Cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh;
- Cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh;
- Áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thử nghiệm lâm sàng trong khám chữa bệnh;
- Quản lý thiết bị y tế tại cơ sở khám chữa bệnh;
- Huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và tình trạng khẩn cấp;
- Điều kiện bảo đảm cho hoạt động khám chữa bệnh;
- Hướng dẫn các quy định về lộ trình thực hiện; quy định chuyển tiếp liên quan đến giấy phép hành nghề và giấy phép hoạt động.
Tuy nhiên Nghị định 96/2023/NĐ-CP không áp dụng đối với một số hoạt động liên quan đến người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
- Việc thực hành, hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh, cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề;
- Các trường hợp, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh và mẫu giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh;
- Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám chữa bệnh;
- Việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám chữa bệnh.
Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh? (Hình từ Internet)
Giảm thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề đối với bác sĩ từ năm 2024?
Theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về thời gian và nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề của các chức danh trong cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024 như sau:
Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
...
Tại khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về xác nhận quá trình thực hành như sau:
Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên;
d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
...
Theo đó, thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề của chức danh bác sĩ từ ngày 01/01/2024 là 12 tháng, trong khi đó theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì thời gian thực hành là 18 tháng
Như vậy, thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề của bác sĩ đã được giảm từ 18 tháng xuống 12 tháng
Được bảo lưu kết quả thực hành khám chữa bệnh từ năm 2024?
Theo Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do để nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Theo đó, từ năm 2024 thì kết quả thực hành khám chữa bệnh của các chức danh trong cơ sở khám chữa bệnh được tạm dừng thực hành tối đa 12 tháng và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó
Tuy nhiên người thực hành chỉ được tạm dừng thực hành và bảo lưu kết quả thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Từ 1/1/2027, khai thác và sử dụng dữ liệu của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
- Các module đánh cho cán bộ quản lý tiểu học cập nhật mới nhất năm 2024?
- Kết quả cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024 - 2025 được công bố khi nào?