Mục lục ngân sách nhà nước là gì? Hệ thống mục lục ngân sách mới nhất hiện nay?
Mục lục ngân sách nhà nước là gì? Hệ thống mục lục ngân sách mới nhất hiện nay?
Tại Điều 1 Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước như sau:
Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước là hệ thống áp dụng trong công tác lập dự toán; quyết định, phân bổ, giao dự toán; chấp hành, kế toán, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương
- Mục lục ngân sách nhà nước theo Loại, Khoản
- Mục lục ngân sách nhà nước theo Mục, Tiểu Mục
- Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia
- Mục lục ngân sách nhà nước theo Nguồn ngân sách nhà nước
- Mục lục ngân sách nhà nước theo Cấp ngân sách nhà nước.
Mục lục ngân sách nhà nước là gì? Hệ thống mục lục ngân sách mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Mục và Tiểu mục được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC có quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Mục và Tiểu mục như sau:
Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”
1. Nội dung phân loại
a) Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.
Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.
Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.
b) Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.
2. Mã số hóa nội dung phân loại
a) Mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đối và Mục ngoài cân đối.
- Mục trong cân đối bao gồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.
- Mục ngoài cân đối bao gồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạm chi.
b) Tiểu mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể). Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng 50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vay và trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.
3. Nguyên tắc hạch toán
Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng.
4. Danh mục mã Mục, Tiểu mục được quy định chi tiết tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Mục và Tiểu mục được quy định như sau:
- Mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị là số chẵn theo hàng chục, bao gồm Mục trong cân đối và Mục ngoài cân đối.
+ Mục trong cân đối bao gồm: Mục thu, Mục chi ngân sách nhà nước và Mục chuyển nguồn giữa các năm ngân sách.
+ Mục ngoài cân đối bao gồm: Mục vay và trả nợ gốc vay của ngân sách nhà nước, Mục tạm thu và Mục tạm chi.
- Tiểu mục được mã hóa theo 4 ký tự, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9, trong đó giá trị 9 cuối cùng trong khoảng của Mục dùng chỉ tiểu mục khác (hạch toán khi có hướng dẫn cụ thể).
Các Tiểu mục thu, chi được bố trí trong khoảng 50 giá trị liền sau của Mục thu, chi trong cân đối tương ứng. Riêng các Mục vay và trả nợ gốc vay khoảng cách là 20 giá trị.
Nguyên tắc hạch toán mục lục ngân sách nhà nước theo Chương là gì?
Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 324/2016/TT-BTC có quy định nguyên tắc hạch toán mục lục ngân sách nhà nước theo Chương như sau:
Về nguyên tắc sử dụng mã Chương khi thực hiện sáp nhập các cơ quan, tổ chức trực thuộc các cấp chính quyền:
Trong quá trình thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước, trường hợp cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền sáp nhập, hợp nhất, trong khi chưa có mã Chương mới cho cơ quan hợp nhất, thì sử dụng mã Chương của đơn vị có tỷ trọng chi thường xuyên lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị được hợp nhất, sáp nhập hoặc sử dụng mã chương của của đơn vị có tên ở vị trí đầu tiên của tên đơn vị được hợp nhất, hoặc vẫn sử dụng mã Chương riêng (theo yêu cầu quản lý)”.
Ví dụ:
- Đơn vị hợp nhất “Văn phòng Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thì tạm thời sử dụng mã Chương 709- Huyện ủy.
- Các đơn vị Trung tâm văn hóa huyện; Đội điện ảnh huyện; Đài phát thanh huyện khi hợp nhất lấy tên là “Trung tâm truyền thông văn hóa” thì tạm thời sử dụng mã Chương 640 “Đài phát thanh” (do số chi thường xuyên của Đài phát thanh huyện có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên của 3 đơn vị)
Lưu ý: Đối với các trường hợp ủy quyền:
- Trường hợp cơ quan, đơn vị được cơ quan thu ủy quyền thu, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyền thu. Riêng các khoản thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan ủy quyền thu hạch toán vào chương người nộp.
- Trường hợp cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ủy quyền của cơ quan khác, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyền chi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?