Biện pháp lâm sinh bao gồm những gì? Nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm những gì?

Xin cho tôi hỏi: Biện pháp lâm sinh bao gồm những gì? Nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Biện pháp lâm sinh bao gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 45 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về biện pháp lâm sinh như sau:

Biện pháp lâm sinh
1. Biện pháp lâm sinh bao gồm:
a) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;
b) Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;
c) Cải tạo rừng tự nhiên;
d) Trồng rừng mới, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, biện pháp lâm sinh bao gồm:

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

- Nuôi dưỡng, làm giàu rừng;

- Cải tạo rừng tự nhiên;

- Trồng rừng mới, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.

Biện pháp lâm sinh bao gồm những gì? Nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm những gì?

Biện pháp lâm sinh bao gồm những gì? Nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm những gì? (Hình từ Internet)

Nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT quy định về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
....
2. Nội dung biện pháp:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ rừng lựa chọn trong các biện pháp sau:
Đối với rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng;
Đối với rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái), rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng; phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; sửa chồi gốc và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;
Đối với rừng ngập mặn, ngập phèn: Thiết lập các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng; dọn cỏ rác, vớt bèo và các đối tượng khác chèn ép cây tái sinh mục đích; làm hàng rào bảo vệ.
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện chặt những cây bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi;
c) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều này chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.

Theo đó, nội dung biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm có:

- Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, chủ rừng lựa chọn trong các biện pháp sau:

Đối với rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt): Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng;

Đối với rừng đặc dụng (phân khu phục hồi sinh thái), rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh mục đích hiện có; phòng cháy, chữa cháy rừng; phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; sửa chồi gốc và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;

Đối với rừng ngập mặn, ngập phèn: Thiết lập các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng; dọn cỏ rác, vớt bèo và các đối tượng khác chèn ép cây tái sinh mục đích; làm hàng rào bảo vệ.

- Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT thực hiện chặt những cây bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi;

- Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.

Trách nhiệm của Cục Lâm nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp lâm sinh là gì?

Căn cứ quy định Điều 15 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/2/2024) quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Cục Lâm nghiệp
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b) Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính;
c) Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa phương.
.....

Như vậy, trách nhiệm của Cục Lâm nghiệp trong việc áp dụng các biện pháp lâm sinh gồm có:

- Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;

- Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính;

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa phương.

Trân trong!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào