Hướng dẫn chọn tổ hợp môn lớp 10 chương trình mới năm học 2024 - 2025?
Hướng dẫn chọn tổ hợp môn lớp 10 chương trình mới năm học 2024 - 2025?
Theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT về kế hoạch giáo dục như sau:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
...
Theo đó, bắt đầu từ lớp 10 sẽ bước vào giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, cụ thể cách chọn tổ hợp môn lớp 10 chương trình mới như sau:
[1] Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
[2] Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
[3] Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
[4] Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học.
Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Lưu ý: việc chọn tổ hợp môn lớp 10 sẽ giữ ổn định cho đến hết lớp 12. Trừ trường hợp đặc biệt học sinh có nguyện vọng chuyển đổi tổ hợp môn đã chọn thì việc chuyển đổi được thực hiện vào cuối năm học để bảo đảm thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, quy định về kiểm tra, đánh giá và thời gian để học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng.
Hướng dẫn chọn tổ hợp môn lớp 10 chương trình mới năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Cần dựa trên những nguyên tắc nào khi biên soạn sách giáo khoa lớp 10?
Theo quy định Điều 3 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT về nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa thì việc biên soạn sách giao khoa lớp 10 gồm có:
Việc biên soạn sách giáo khoa phải dựa theo các nguyên tắc như sau:
- Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.
- Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.
Quy trình biên soạn sách giáo khoa lớp 10 quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa lớp 10 như sau:
Bước 1: Lựa chọn tác giả biên soạn
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa theo tiêu chuẩn.
- Tác giả xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn dựa theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Tác giả phải đảm bảo tiến độ và chất lượng biên soạn sách giáo khoa.
Bước 2: Biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 bài học.
- Sau khi dạy thực nghiệm tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả để xây dựng các bài học khác.
Bước 3: Lấy ý kiến, của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung do pháp luật quy định.
Bước 4: Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định.
Bước 5: Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.
Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định
Bước 7: Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa.
Bước 8: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?