Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 gồm những công ty nào?

Cho tôi hỏi tại sao lại có thuật ngữ big 4 kiểm toán và big 4 kiểm toán hiện nay gồm những công ty nào? Mong được giải đáp thắc mắc!

Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 kiểm toán gồm những công ty nào?

Big 4 kiểm toán là thuật ngữ được sử dụng để nói đến 04 công ty kiểm toán lớn nhất được tính theo doanh thu

Hiện nay, Big 4 kiểm toán lớn nhất thế giới gồm có:

[1] Công ty kiểm toán Deloitte:

Tên đầy đủ là Deloitte Touche Tohmatsu Limited, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn tài chính, chiến lược. Deloitte được thành lập năm 1845 bởi William Welch Deloitte tại Luân Đôn, Anh. Năm 1896, Deloitte mở rộng sang Hoa Kỳ và hiện nay là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất tại Hoa Kỳ.

- Thành lập: 1845

- Trụ sở chính: London

- Quốc gia: Vương quốc Anh

- CEO: Joseph B. Ucuzoglu

- Lực lượng nhân viên: 412.000 (Theo Forbes)

Các bài thi tuyển chọn của Deloitte được đánh giá là dài và khó nhất trong Big 4 của ngành kiểm toán.

[2] Công ty kiểm toán PwC:

Ban đầu, PricewaterhouseCooper (PwC) có tên là William Cooper. Cho tới năm 1998, công ty này đổi tên thành Price, Waterhouse và Coopers do có sự hợp tác, sáp nhập của 3 công ty lẻ Coopers & Lybrand và Price Waterhouse. Vào tháng 9 năm 2020, nhằm tái định vị lại thương hiệu, tập đoàn này lại rút gọn là thành PwC.

- Thành lập: 1849

- Trụ sở chính: London

- Quốc gia: Vương quốc Anh

- CEO: Robert E. Moritz (Theo Forbes)

Các bài thi tuyển chọn của PWC không quá đề cập sâu rộng về kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi ứng viên có khả năng tiếng Anh thành thạo và các kỹ năng mềm xuất sắc.

[3] Công ty kiểm toán E&Y:

E&Y là tên viết tắt của Ernst & Young. E&Y cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn tài chính và tư vấn chiến lược.

- Thành lập: 1989

- Trụ sở chính: London

- Quốc gia: Vương quốc Anh

- CEO: Carmine Di Sibio

- Nhân viên: 365.000 (Theo Forbes)

Yêu cầu tuyển dụng của E&Y đòi hỏi ứng viên phải có cả kiến thức tổng hợp các lĩnh vực đến kiến thức chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ, cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Các bài thi tuyển chọn của E&Y hướng đến các tình huống thực tế, nhằm đánh giá trình độ chuyên môn tổng hợp, khả năng ứng phó với tình huống một cách linh hoạt, khoa học của ứng viên.

[4] Công ty kiểm toán KPMG:

KPMG là viết tắt của Klynveld Peat Marwick Goerdeler. Hoạt động tư vấn của KPMG chủ yếu xoay quanh ba lĩnh vực Tư vấn quản lý, Tư vấn rủi ro và Tư vấn giao dịch. Trong số Big 4, KPMG cực kỳ chú trọng đến mảng kỹ thuật và phân tích.

- Thành lập: 1987

- Trụ sở chính: Amstelveen

- Quốc gia: Hà Lan

- Chủ tịch và Giám đốc điều hành toàn cầu: Bill Thomas

- Lực lượng lao động: 219.000 (Theo Forbes)

Hiện nay, KPMG nâng cao độ khó của các bài thi tuyển dụng, đòi hỏi mỗi ứng viên phải có kiến thức tổng hợp, chuyên môn, tiếng Anh thành thạo và sở hữu các kỹ năng mềm xuất sắc.

Và hiện nay big 4 kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam cũng là những công ty của big 4 kiểm toán thế giới đặt tại Việt Nam

Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 gồm những công ty nào?

Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 gồm những công ty nào? (Hình từ Internet)

Kiểm toán nhà nước Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định về quyền hạn của Kiểm toán nhà nước như sau:

- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.

- Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.

- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.

Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những bước nào?

Theo Điều 1 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định về quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các bước sau:

Phạm vi điều chỉnh
1. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
...

Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:

- Chuẩn bị kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán
Chu Tường Vy
885 lượt xem
Kiểm toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán
Hỏi đáp Pháp luật
Big 4 là gì? Big 4 kiểm toán gồm những công ty nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán bắt buộc là gì? Các đơn vị nào phải thực hiện kiểm toán bắt buộc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm toán mới nhất năm 2024? Đơn vị được kiểm toán có phải ký biên bản kiểm toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán từ ngày 01/7/2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Big 4 kiểm toán là gì? Big 4 gồm những công ty nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ để mở niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào