Mẫu Báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan năm 2024?
- Mẫu Báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan năm 2024?
- Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên có bắt buộc phải thực hiện báo cáo hàng quý đến Tổng cục Hải quan không?
- Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan gồm những gì?
- Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan trong các trường hợp nào?
Mẫu Báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan năm 2024?
Căn cứ quy định mẫu 07/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BTC quy định về mẫu Báo cáo hàng quý như sau:
Dưới đây là mẫu Báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan năm 2024:
Tải về, mẫu Báo cáo hàng quý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan năm 2024.
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên về thể tục hải quan gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên có bắt buộc phải thực hiện báo cáo hàng quý đến Tổng cục Hải quan không?
Căn cứ quy định Điều 26 Thông tư 72/2015/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên
1. Tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, kiểm toán.
2. Thực hiện chế độ báo cáo hàng quý (theo mẫu 07/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này) bằng phương thức điện tử gửi Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nộp cho Tổng cục Hải quan báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của năm trước.
4. Thực hiện việc tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót, báo cáo cơ quan hải quan; duy trì các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.
5. Khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo đầy đủ, kịp thời những vấn đề cơ quan hải quan thông báo.
6. Thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách Đại lý làm thủ tục hải quan cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.
7. Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc thực hiện chế độ báo cáo hàng quy là trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
Do đó, doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên bắt buộc phải thực hiện báo cáo hàng quý đến Tổng cục Hải quan.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về quản lý doanh nghiệp ưu tiên như sau:
Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
1. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên:
a) Theo dõi, thu thập, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục và duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên;
b) Phối hợp với doanh nghiệp xử lý ngay các vấn đề vướng mắc phát sinh;
c) Phối hợp với các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa, kiểm tra giám sát trước cho doanh nghiệp ưu tiên.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên gồm có:
- Theo dõi, thu thập, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục và duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên;
- Phối hợp với doanh nghiệp xử lý ngay các vấn đề vướng mắc phát sinh;
- Phối hợp với các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa, kiểm tra giám sát trước cho doanh nghiệp ưu tiên.
Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 11 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên như sau:
Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
....
4. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không còn đáp ứng một trong các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên mà doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 45 Luật Hải quan;
c) Doanh nghiệp đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên.
Trường hợp doanh nghiệp đã bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên thì trong 02 năm tiếp theo, doanh nghiệp không được Tổng cục Hải quan xem xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Như vậy, doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp không còn đáp ứng một trong các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định
- Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên mà doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 45 Luật Hải quan 2014;
- Doanh nghiệp đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên.
Trường hợp doanh nghiệp đã bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên thì trong 02 năm tiếp theo, doanh nghiệp không được Tổng cục Hải quan xem xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?