Game online là gì? Game online được phân loại như thế nào?
Game online là gì?
Game online là một loại trò chơi điện tử được chơi thông qua mạng Internet hoặc bất kỳ mạng máy tính nào khác. Để chơi game online, người chơi cần có thiết bị kết nối mạng và cài đặt phần mềm trò chơi.
Game online là một phần của video game, được biết đến với tên gọi khác là trò chơi trực tuyến. Khi chơi game, người chơi sẽ tương tác với các nhân vật do người chơi khác điều khiển, các môi trường trong game,... theo thời gian thực.
Hiện nay, game online được chia thành 2 loại:
+ Game miễn phí: là những game cho phép người chơi chơi miễn phí. Game miễn phí thường có lượng người chơi đông đảo hơn game tính phí, và có thể mang lại trải nghiệm giải trí tuyệt vời mà không cần phải trả tiền.
+ Game tính phí: là những game yêu cầu người chơi trả tiền để mua trò chơi. Game tính phí thường có chất lượng cao hơn game miễn phí, với đồ họa đẹp hơn, lối chơi hấp dẫn hơn và nhiều nội dung hơn.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Game online là gì? Game online được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Game online được phân loại như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng như sau:
Theo đó, game online (trò chơi điện tử trên mạng) được phân loại như sau:
[1] Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
[2] Trò chơi điện tử phân loại theo các độ tuổi được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT như sau:
- Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;
- Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
- Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Người chơi game online có được mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau không?
Tại Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT có quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng như sau:
Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Như vậy, người chơi game online ( hay còn gọi là trò chơi điện tử) sẽ không được phép mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng với nhau.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?