Quy định về trang phục ngành Kiểm sát?
Trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định về việc quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, giấy chứng minh, giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định trang phục Viện kiểm sát nhân dân:
Trang phục Viện kiểm sát nhân dân
1. Trang phục thường dùng gồm: quần, áo xuân-hè; quần, áo thu-đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; bộ phù hiệu, bộ cấp hiệu, biển tên.
2. Lễ phục: quần áo lễ phục mùa hè; quần áo lễ phục mùa đông; áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông; bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục; cuống đeo huân chương (dùng vào dịp đại lễ), trong những ngày lễ, hội nghị và cuộc họp trang trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát.
Theo đó, trang phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
(1) Trang phục thường dùng
Trang phục thường dùng của ngành Kiểm sát gồm:
- Quần, áo xuân-hè;
- Quần, áo thu-đông;
- Áo khoác chống rét;
- Áo sơ mi dài tay;
- Cà vạt;
- Thắt lưng;
- Giày da;
- Bít tất;
- Dép quai hậu;
- Áo mưa;
- Bộ phù hiệu, bộ cấp hiệu, biển tên.
(2) Lễ phục
Lễ phục của ngành Kiểm sát gồm:
- Quần áo lễ phục mùa hè;
- Quần áo lễ phục mùa đông;
- Áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông;
- Bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục;
- Cuống đeo huân chương (dùng vào dịp đại lễ), trong những ngày lễ, hội nghị và cuộc họp trang trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát.
Quy định về trang phục ngành Kiểm sát? (Hình từ Internet)
Trang phục thường dùng của ngành Kiểm sát được sử dụng khi nào?
Căn cứ Điều 6 Quy định về việc quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, giấy chứng minh, giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định trang phục thường dùng của ngành Kiểm sát được cán bộ, công chức, viên chức sử dụng trong giờ làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp, học tập phải sử dụng trang phục thường dùng, cụ thể như sau:
- Mùa hè, mặc quần áo xuân hè, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên;
- Mùa đông, mặc quần áo thu đông, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên.
- Biển tên được đeo ở ngực áo bên phải, cạnh dài phía dưới của biển tên song song sát trên nắp túi áo ngực.
- Khi mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo trang sức, vật trang trí gây phản cảm.
- Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra sử dụng trang phục theo mùa;
+ Mặc trang phục xuân hè từ ngày 01/4 đến hết ngày 31/10 hàng năm;
+ Mặc trang phục thu đông từ ngày 01/11 năm trước đến hết ngày 31/3 năm sau.
- Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào (trừ tỉnh Lâm Đồng) mặc trang phục thường dùng xuân hè.
- Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau việc thống nhất mặc trang phục thu đông, hoặc trang phục xuân hè do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
- Cán bộ, công chức, viên chức mặc trang phục được đeo phù hiệu kết hợp với cấp hiệu, đội mũ bảo hiểm khi đi đường bằng xe mô tô, xe gắn máy.
Lễ phục ngành Kiểm sát được sử dụng trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 7 Quy định về việc quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, giấy chứng minh, giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát sử dụng lễ phục ngành Kiểm sát trong các trường hợp sau:
- Dự hội nghị tổng kết triển khai công tác năm và hội nghị vinh danh Kiểm sát viên tiêu biểu, Điều tra viên tiêu biểu của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Dự Đại hội Đảng; dự Đại hội các tổ chức chính trị, xã hội;
- Dự buổi khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
- Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đón khách quốc tế việc mặc lễ phục do đồng chí trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị chủ trì quyết định;
- Nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước tại buổi lễ đón nhận;
- Được bổ nhiệm, thăng chức, vinh danh học hàm, học vị khoa học tại buổi lễ đón nhận;
- Dự Đại hội thi đua toàn quốc, Đại hội thi đua toàn ngành Kiểm sát nhân dân và Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Kiểm sát nhân dân;
- Dự lễ tang cấp Nhà nước;
- Mặc lễ phục Kiểm sát nhân dân trong các trường hợp khác hoặc không theo mùa và không theo nhiệt độ ngoài trời do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.
Lưu ý: Khi mặc lễ phục thì cán bộ, công chức, viên chức phải đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước (nếu có) khi dự lễ do Nhà nước tổ chức, dự Đại hội thi đua, hội nghị điển hình tiên tiến, gặp mặt truyền thống; đeo cuống huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước trong các trường hợp khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?