Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành nào?

Cho tôi hỏi: Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành nào? Câu hỏi từ anh Ninh - Hải Phòng

Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành nào?

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
...
5. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
...

Như vậy, theo quy định, Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

Hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.

Lưu ý: Quy định này áp dụng đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Giám đốc công ty con phải có tối đa bao nhiêu năm là người điều hành của tổ chức tín dụng? Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành nào?

Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành nào? (Hình từ Internet)

Giám đốc của tổ chức tín dụng phải có tối đa bao nhiêu năm là người điều hành của tổ chức tín dụng?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
...
4. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp;
c) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;
d) Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;”
đ) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
...

Như vậy, Giám đốc của tổ chức tín dụng có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng;

+ Hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng

+ Và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán

Lưu ý: Quy định này áp dụng đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc trong hoạt động của tổ chức tín dụng như thế nào?

Căn cứ Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định quyền, nghĩa vụ của Giám đốc công ty con như sau:

[1] Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

[2] Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của tổ chức tín dụng.

[3] Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả.

[4] Lập và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.

[5] Ban hành theo thẩm quyền quy chế, quy định nội bộ; quy trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh, hệ thống thông tin báo cáo.

[6] Báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động và kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.

[7] Quyết định áp dụng biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về quyết định đó và kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

[8] Kiến nghị, đề xuất cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định theo thẩm quyền.

[9] Đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

[10] Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

[11] Ký kết hợp đồng nhân danh tổ chức tín dụng theo quy định của Điều lệ và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.

[12] Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ trong kinh doanh của tổ chức tín dụng.

[13] Tuyển dụng lao động; quyết định lương, thưởng của người lao động theo thẩm quyền.

[14] Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào