Những đối tượng nào không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?
Những đối tượng nào không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về người nộp thuế như sau:
Người nộp thuế
1. Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức của chính phủ;
b) Tổ chức quốc tế;
c) Tổ chức phi lợi nhuận;
d) Quỹ hưu trí;
đ) Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
e) Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
g) Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm e khoản này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, những đối tượng không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu gồm có:
- Tổ chức của chính phủ;
- Tổ chức phi lợi nhuận;
- Quỹ hưu trí;
- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên.
Những đối tượng nào không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu? (Hình từ Internet)
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) như sau:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được xác định theo công thức sau đây:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận tính thuế bổ sung) + Số thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế bổ sung được xác định theo công thức sau đây:
Tỷ lệ thuế bổ sung = Thuế suất tối thiểu - Thuế suất thực tế
+ Thuế suất tối thiểu là 15%.
+ Thuế suất thực tế tại Việt Nam được tính cho mỗi năm tài chính và được xác định theo công thức sau đây:
Thuế suất thực tế tại Việt Nam = Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc phạm vi áp dụng đã được điều chỉnh trong năm tài chính của các đơn vị hợp thành tại Việt Nam / Thu nhập ròng tại Việt Nam trong năm tài chính theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu
+ Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được xác định theo công thức sau đây:
Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu = Thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành - Lỗ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành.
- Lợi nhuận tính thuế bổ sung được xác định theo công thức sau đây:
Lợi nhuận tính thuế bổ sung = Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu - Giá trị tài sản hữu hình và tiền lương được giảm trừ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Việc xác định đơn vị hợp thành kê khai, nộp thuế tối thiểu toàn cầu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định kê khai, nộp thuế và quản lý thuế như sau:
[1] Tập đoàn đa quốc gia có 01 đơn vị hợp thành tại Việt Nam thì đơn vị hợp thành đó thực hiện nộp tờ khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu;
[2] Tập đoàn đa quốc gia có nhiều hơn 01 đơn vị hợp thành tại Việt Nam thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tập đoàn đa quốc gia có văn bản thông báo chỉ định một trong những đơn vị hợp thành tại Việt Nam nộp tờ khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung của tập đoàn theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tập đoàn đa quốc gia không thông báo chỉ định đơn vị hợp thành tại Việt Nam nộp tờ khai và nộp thuế thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải thông báo, cơ quan thuế chỉ định đơn vị hợp thành tại Việt Nam nộp tờ khai và nộp thuế;
[3] Khi có sự kiện dẫn đến việc thay đổi đơn vị hợp thành nộp tờ khai và nộp thuế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện, tập đoàn đa quốc gia có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế. Quá thời hạn nêu trên mà tập đoàn đa quốc gia không thông báo thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thông tin, cơ quan thuế thông báo chỉ định đơn vị hợp thành phải nộp tờ khai và nộp thuế;
[4] Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo chỉ định đơn vị hợp thành phải nộp tờ khai và nộp thuế theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 107/2023/QH15 mà cơ quan thuế có thông tin về sự kiện dẫn đến việc thay đổi đơn vị hợp thành nộp tờ khai và nộp thuế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thông tin, cơ quan thuế thông báo chỉ định đơn vị hợp thành khác phải nộp tờ khai và nộp thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?
- Tải trọng của đường bộ được hiểu như thế nào? Điều khiển xe mà tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ 01/01/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý của Bộ Quốc phòng?