Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng là khi nào?

Xin cho tôi hỏi, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng là khi nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng là khi nào?

Căn cứ quy định điểm a khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt như sau:

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
....
3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
.....

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt như sau:

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
1. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
....

Như vậy, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng.

Lưu ý: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng là khi nào?

Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng là khi nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:

Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:
1. Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Như vậy, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

- Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định.

- Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Các trường hợp sai khác nhỏ hoặc khác biệt nhỏ được xem là không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Căn cứ quy định khoản 8 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:

Theo đó cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:

- Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;

- Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;

- Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);

- Sự khác biệt giữa khổ giấy của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan với mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;

- Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Sự khác về mã số hàng hóa: phù hợp ở phân nhóm 6 số nhưng khác biệt ở cấp độ 8 số;

- Sự khác biệt về tên và số chuyến do thay đổi phương tiện vận chuyển;

- Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;

- Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.

Trân trọng!

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất xứ hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nào được xem là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục X bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo hiệp định RCEP, hàng hóa được coi là có xuất xứ khi nào? Xác minh xuất xứ hàng hóa theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là hàng hóa có xuất xứ? Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
C/O là gì? Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất xứ hàng hóa
Đinh Khắc Vỹ
1,558 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào