Mẫu quyết định về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào?
Mẫu quyết định về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ quy định Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về mẫu quyết định về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa như sau:
Dưới đây là mẫu quyết định về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Tải về, mẫu quyết định về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Mẫu quyết định về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu như sau:
Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Ban hành Quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp bằng thư bảo đảm hoặc fax cho người sản xuất trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra;
Trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra, trường hợp nhận được văn bản của người sản xuất đề nghị thay đổi thời gian kiểm tra thì người ban hành Quyết định kiểm tra có thể xem xét quyết định thay đổi 01 lần. Ngày kiểm tra là ngày ghi trên Quyết định thay đổi thời gian kiểm tra;
.....
Như vậy, người có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu như sau:
Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
....
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra các chứng từ sau:
- Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công (nếu là gia công cho thương nhân nước ngoài) hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, vật tư trong nước (nếu mua trong nước);
- Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
- Quy trình sản xuất;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.
Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.
b) Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa:
- Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;
- Công suất của máy móc, thiết bị;
- Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;
- Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...).
.....
Như vậy, nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm có:
- Kiểm tra các chứng từ sau:
+ Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
+ Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công (nếu là gia công cho thương nhân nước ngoài) hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, vật tư trong nước (nếu mua trong nước);
+ Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
+ Quy trình sản xuất;
+ Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
+ Các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan.
Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.
- Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa:
+ Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;
+ Công suất của máy móc, thiết bị;
+ Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;
+ Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...).
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Toàn văn Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi?
- Mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ mới nhất cho cán bộ lãnh đạo cấp Bộ trưởng là bao nhiêu?
- Bao giờ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 10 cấp Quốc gia (tổ chức thi Đình) năm 2024 - 2025?
- Người lao động cao tuổi có thể giao kết loại hợp đồng nào để tiếp tục làm việc?
- Thứ tự ưu tiên giải quyết cho người tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 khu vực Hà Nội?