Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bị bệnh cúm mùa theo quy định của Bộ Y tế?
Bệnh cúm mùa là gì? Nguyên nhân từ đâu?
Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết.
Nếu người bệnh không điều trị sớm và đúng cách thì có thể để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh cúm mùa là do virus cúm. Virus cúm là một loại virus RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Virus cúm có nhiều chủng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Virus cúm lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus cúm cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm virus, chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,...
Lưu ý: Các nội dung này chỉ mang tính tham khảo!
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bị bệnh cúm mùa theo quy định của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chẩn đoán bệnh cúm mùa theo quy định của Bộ Y tế?
Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 hướng dẫn về chẩn đoán bệnh cúm mùa:
CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán ca bệnh
Ca bệnh nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ: Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.
- Lâm sàng có sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.
- Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.
- Xét nghiệm công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.
Ca bệnh xác định:
- Có các tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ
- Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.
...
Theo đó, bệnh cúm mùa được Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán như sau:
(1) Chẩn đoán ca bệnh
- Ca bệnh nghi ngờ:
+ Có yếu tố dịch tễ: Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.
+ Lâm sàng có sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.
+ Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.
+ Xét nghiệm công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giảm.
- Ca bệnh xác định:
+ Có các tiêu chuẩn của ca bệnh nghi ngờ
+ Xét nghiệm dương tính với vi rút cúm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc real time RT-PCR hoặc nuôi cấy vi rút đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.
(2) Chẩn đoán mức độ bệnh
- Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ): Lâm sàng có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần.
- Cúm có biến chứng (cúm nặng): Là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:
+ Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm, PaO2 giảm) và/hoặc:
+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu)
- Các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
+ Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
+ Người già trên 65 tuổi
+ Phụ nữ có thai
+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)
+ Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)
Hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa biến chứng theo quy định của Bộ Y tế?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 2 Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011 hướng dẫn điều trị bệnh cúm mùa biến chứng như sau:
- Cúm có biến chứng: cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt.
- Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút.
- Cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?