Thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tối đa là bao lâu?
- Thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tối đa là bao lâu?
- Thời gian tạm dừng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng có được tính vào thời hạn kiểm tra không?
- Mẫu quyết định về việc gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024?
- Mục đích kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng là gì?
Thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tối đa là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2023/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 08/02/2024) quy định thời hạn kiểm tra, gia hạn thời hạn kiểm tra như sau:
Thời hạn kiểm tra, gia hạn thời hạn kiểm tra
1. Thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra và có thể gia hạn thêm thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
2. Các trường hợp được gia hạn thời hạn kiểm tra bao gồm:
a) Khi phải xác minh thông tin, tài liệu để làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Khi đối tượng kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra làm ảnh hưởng đến thời hạn kiểm tra.
3. Việc gia hạn thời hạn kiểm tra do người ra quyết định kiểm tra xem xét, quyết định.
Trưởng đoàn kiểm tra có văn bản gửi người ra quyết định kiểm tra đề nghị gia hạn thời hạn kiểm tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời hạn gia hạn.
...
Như vậy, thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố.
Quyết định kiểm tra và có thể gia hạn thêm thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
Thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian tạm dừng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng có được tính vào thời hạn kiểm tra không?
Tại khoản 7 Điều 12 Thông tư 17/2023/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 08/02/2024) quy định tạm dừng kiểm tra, tiếp tục kiểm tra như sau:
Tạm dừng kiểm tra, tiếp tục kiểm tra
...
4. Quyết định tạm dừng kiểm tra có tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Quyết định kiểm tra;
b) Thời gian bắt đầu kiểm tra, địa điểm kiểm tra;
c) Lý do tạm dừng kiểm tra;
d) Thời hạn tạm dừng kiểm tra và ngày bắt đầu dừng kiểm tra.
Quyết định tạm dừng kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Quyết định tiếp tục kiểm tra có tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Quyết định kiểm tra;
b) Quyết định tạm dừng kiểm tra;
c) Lý do tiếp tục kiểm tra và ngày tiếp tục kiểm tra.
Quyết định tiếp tục kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Quyết định tạm dừng kiểm tra, quyết định tiếp tục kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra trước thời điểm tạm dừng kiểm tra, tiếp tục kiểm tra.
7. Thời gian tạm dừng kiểm tra không tính vào thời hạn kiểm tra.
Theo đó, thời gian tạm dừng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng không được tính vào thời hạn kiểm tra.
Mẫu quyết định về việc gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024?
Mẫu quyết định về việc gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 là mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 08/02/2024) như sau:
Mẫu quyết định về việc gia hạn thời hạn kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng mới nhất 2024 Tại đây
Mục đích kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng là gì?
Tại Điều 4 Thông tư 17/2023/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 08/02/2024) quy định mục đích kiểm tra như sau:
Mục đích kiểm tra
1. Xem xét, đánh giá thông tin, số liệu, tình hình chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của đối tượng kiểm tra để đảm bảo đầy đủ, chính xác, tuân thủ quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
3. Phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng nếu cần thiết.
5. Góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng.
Như vậy, mục đích kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng như sau:
[1] Xem xét, đánh giá thông tin, số liệu, tình hình chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của đối tượng kiểm tra để đảm bảo đầy đủ, chính xác, tuân thủ quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
[2] Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
[3] Phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
[4] Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng nếu cần thiết.
[5] Góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?