Mẫu phiếu tín nhiệm theo Quy định 96 mới nhất 2024?
Mẫu phiếu tín nhiệm theo Quy định 96 mới nhất 2024?
Phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của người dân đối với người giữ chức vụ do dân bầu hoặc do đại biểu dân cử giới thiệu.
Phiếu tín nhiệm được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Đánh giá mức độ tín nhiệm của người giữ chức vụ do dân bầu hoặc do đại biểu dân cử giới thiệu.
- Là cơ sở để xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với người giữ chức vụ do dân bầu hoặc do đại biểu dân cử giới thiệu.
- Thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với người giữ chức vụ do dân bầu hoặc do đại biểu dân cử giới thiệu.
Phiếu tín nhiệm có thể được sử dụng ở cả cấp trung ương và cấp địa phương.
Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, trong đó nêu rõ:
- Thời gian, địa điểm lấy phiếu tín nhiệm.
- Phương thức lấy phiếu tín nhiệm.
- Cách thức kiểm phiếu.
Sau đây là mẫu phiếu tín nhiệm chuẩn theo Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 áp dụng cho năm 2024:
Tải về miễn phí mẫu phiếu tín nhiệm chuẩn theo Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 áp dụng cho năm 2024 tại đây tải về
Mẫu phiếu tín nhiệm theo Quy định 96 mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Các chức vụ cấp xã có lấy phiếu tín nhiệm không?
Tại Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
...
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc lấy phiếu tín nhiệm không áp dụng đối với các chức vụ cấp xã mà chỉ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ cấp tỉnh và cấp huyện.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về quy trình lấy phếu tín nhiệm đối với các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:
- Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin trung thực, chính xác về các nội dung lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và gửi đến cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ
- Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.
- Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
- Đề xuất ban kiểm phiếu.
Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.
- Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.
- Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm
- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.
- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm
Trân trọng!
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/CTV/05012024/phieu-tin-nhiem-mau.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiếu tín nhiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Lịch thi HSA 2025 Hà Nội đợt thi 501, 502, 503, 504 chi tiết?
- Ngày 17 tháng 1 năm 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương?