Hồ sơ xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp THPT gồm những gì?

Mất bằng tốt nghiệp THPT có xin cấp lại được không? Hồ sơ xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp THPT gồm những gì?

Mất bằng tốt nghiệp THPT có xin cấp lại được không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ như sau:

Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Theo đó, có thể thấy bằng tốt nghiệp THPT chỉ được cấp một lần theo Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THPT, trừ trường hợp phát hiện thông tin trên văn bằng, chứng chỉ được cấp trước đó bị sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp.

Do đó, bằng tốt nghiệp THPT bị mất thì sẽ không được cấp lại. Tuy nhiên, nếu đã làm mất bằng tốt nghiệp THPT thì có thể xin cấp lại bản sao.

Mất bằng tốt nghiệp THPT có xin cấp lại được không?

Mất bằng tốt nghiệp THPT có xin cấp lại được không? (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp THPT gồm những gì?

Theo khoản 1 Điều 31 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp THPT gồm những giấy tờ sau đây:

- Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;

- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THPT là gì?

Căn cứ theo Điều 45 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về việc cấp phát và quản lý Bằng tốt nghiệp THPT như sau:

Cấp phát và quản lý Bằng tốt nghiệp THPT
1. Các đối tượng dự thi quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp Bằng tốt nghiệp THPT.
2. Giám đốc sở GDĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT, cấp bản sao Bằng tốt nghiệp THPT và các loại giấy chứng nhận liên quan đến việc cộng điểm khuyến khích, xếp diện ưu tiên, bảo lưu kết quả trong kỳ thi theo quy định của Bộ GDĐT.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được cấp bằng tốt nghiệp THPT, bao gồm:

- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 và Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT phải đảm bảo các điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THPT như sau:

[1] Điều kiện dự thi:

- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;

Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước phải có Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 điểm, bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực;

[2] Được xét công nhận tốt nghiệp THPT:

Thí sinh phải dự thi 04 bài thi, gồm 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.

Thí sinh giáo dục thường xuyên phải dự thi 03 bài thi, gồm 02 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn, có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Trong đó:

- Bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thành phần: Vật lí, Hóa học, Sinh học;

- Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thi sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Để được công nhận tốt nghiệp THPT thì tại khoản 1 Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định thí sinh cần đáp ứng điều kiện:

- Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi;

- Tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp điểm xét tốt nghiệp để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên.

Trân trọng!

Bằng tốt nghiệp thpt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bằng tốt nghiệp thpt
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT online tại TP Hồ Chí Minh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quên không lấy bằng tốt nghiệp THPT có sao không? Bằng tốt nghiệp THPT có giá trị bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp THPT gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tin dân tộc ở bằng tốt nghiệp THPT có thể đính chính sang dân tộc khác được không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được chỉnh sửa bằng tốt nghiệp cấp ba khi xác định lại giới tính hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Nhờ người khác nhận bằng tốt nghiệp THPT được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bằng tốt nghiệp thpt
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,187 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào