Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024?

Cho tôi hỏi: Nghị định 01/2024/NĐ-CP sửa đổi mẫu đơn nào về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?- Câu hỏi của chị Vui (Hà Nội).

Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024?

Ngày 01/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP, Nghị định 64/2016/NĐ-CP, Nghị định 125/2018/NĐ-CP, Nghị định 117/2021/NĐ-CP, Nghị định 70/2022/NĐ-CP).

Theo đó, từ ngày 01/01/2024, có 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được sửa đổi bao gồm:

- Mẫu Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

- Mẫu Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

- Mẫu Công văn đề nghị cấp lại giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024?

Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024? (Hình từ Internet)

Đường bộ được chia làm mấy loại?

Tại khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định đường bộ được chia thành 06 loại gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.

Cụ thể:

- Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;

- Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;

- Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;

- Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện trong phạm vi nào?

Tại Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.
.....

Như vậy, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện trong phạm vi sau:

- Đất của đường bộ;

- Hành lang an toàn đường bộ;

- Phần trên không, phần dưới mặt đất; phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.

Trân trọng!

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Xe phân khối lớn có được chạy vào làn ô tô không? Xe phân khối lớn được chạy tốc độ tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Phân loại đường giao thông nông thôn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khổ giới hạn đường bộ là gì? Mức phạt xe quá khổ giới hạn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng lòng đường như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định về quản lý phương tiện cơ giới nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tự ý thực hiện hành vi độ xe không? Hành vi độ xe mô tô, xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục đối với tài xế lái xe là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật: 56 tuyến phố cấm đỗ xe máy, xe ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi 03 mẫu đơn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Lương Thị Tâm Như
309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào