Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024?

Thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024 được tổ chức khi nào? Tiêu chuẩn xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh 12?

Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024?

Thi đánh giá năng lực là một kỳ thi được tổ chức bởi các trường đại học và cao đẳng nhằm đánh giá năng lực của thí sinh theo các tiêu chí nhất định.

Kỳ thi này thường bao gồm các môn thi trắc nghiệm, kiểm tra kiến thức tổng quát, tư duy logic, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề,...

Mục tiêu của thi đánh giá năng lực là:

- Đánh giá năng lực học tập của thí sinh một cách toàn diện, không chỉ dựa trên kết quả học tập ở trường trung học phổ thông.

- Giúp các trường đại học và cao đẳng tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp với chương trình đào tạo của trường.

Ngày 24/11, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (TT KT&ĐGCLĐT) Đại học Quốc gia TP Hồ Chí minh cho biết năm 2024, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức 2 đợt thi ĐGNL trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể như sau:

(1) Thời gian đăng ký thi

- Thí sinh đăng ký thi đợt 1 dự kiến từ ngày 21/1 - 4/3/2024;

- Thí sinh đăng ký thi đợt 2 từ ngày 16/4 - 7/5/2024.

(2) Tổ chức thi đánh giá năng lực

- Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7/4/2024 tại 23 tỉnh, thành (tăng 2 địa phương là Bình Phước và Tây Ninh so với năm 2023).

- Đợt 2 dự kiến vào ngày 2/6/2024.

(3) Công bố kết quả

- Kết quả của đợt 1 được công bố vào ngày 15/4/2024, tức khoảng sau một tuần của mỗi đợt thi.

- Kết quả của đợt 2 được công bố vào ngày 10/6/2024, tức khoảng sau một tuần của mỗi đợt thi.

Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024?

Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp 12 được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:

Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.
...

Theo đó, tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp 12 được quy định như sau:

Xếp loại

Tiêu chuẩn

Loại tốt

- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường;

- Chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông;

- Tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

- Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; t

- Thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi;

- Có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn;

- Chăm lo giúp đỡ gia đình;

- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức;

- Tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

Loại khá

Thực hiện được những tiêu chuẩn của loại tốt nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt;

Còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

Loại trung bình

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện những tiêu chuẩn của loại tốt nhưng mức độ chưa nghiêm trọng;

Sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

Loại yếu

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện những tiêu chuẩn của loại tốt, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

- Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Tiêu chuẩn xếp loại học lực của học sinh lớp 12 được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn xếp loại học lực của học sinh lớp 10 được quy định như sau:

(1) Loại giỏi

- Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên;

- Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên;

(2) Loại khá

- Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên;

- Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6.5 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên;

(3) Loại trung bình

- Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên;

- Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5.0 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên;

(4) Loại yếu

- Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên;

- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

(5) Loại kém

Các trường hợp còn lại

*Lưu ý: Các quy định xếp loại lớp 12 tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT áp dụng trong năm học 2023-2024, kể từ năm học 2024-2025 trở đi sẽ áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào