Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học mới nhất năm 2024?
Học lực của học sinh được chia thành mấy loại?
(1) Đối với học sinh lớp 9 và 12
Căn cứ Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Theo đó, học lực của học sinh lớp 9 và lớp 12 được chia thành 05 loại:
- Giỏi (G)
- Khá (K)
- Trung bình (Tb)
- Yếu (Y)
- Kém (Kém).
(2) Đối với học sinh lớp 6, 7, 8, 10 và 11
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
...
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
...
Như vậy, học lực của học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11 được chia thành 04 loại:
- Tốt
- Khá
- Đạt
- Chưa đạt
Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học mới nhất năm 2024?
(1) Đối với học sinh lớp 9 và 12
Căn cứ Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh THCS và THPT thì tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học như sau:
Xếp loại | Tiêu chuẩn xếp loại |
Loại giỏi | - Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên; - Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên; - Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; - Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên; |
Loại khá | - Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên; - Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6.5 trở lên; - Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0; - Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên; |
Loại trung bình | - Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên; - Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5.0 trở lên; - Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5; - Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên; |
Loại yếu | - Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên; - Không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0. |
Loại kém | Các trường hợp còn lại |
Ngoài ra, nếu điểm TB học kì hoặc điểm TB cả năm đạt mức của từng loại quy định nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
- Nếu điểm TB học kì hoặc điểm TB cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại Khá
- Nếu điểm TB học kì hoặc điểm TB cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại TB.
- Nếu điểm TB học kì hoặc điểm TB cả năm đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại TB.
- Nếu điểm TB học kì hoặc điểm TB cả năm cả năm đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu.
(2) Đối với học sinh lớp 6, 7, 8, 10 và 11
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn xếp loại như sau:
Xếp loại | Tiêu chuẩn xếp loại |
Mức Tốt | - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên. |
Mức Khá | - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên. |
Mức Đạt | - Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt. - Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm. |
Mức Chưa đạt | Các trường hợp còn lại |
Học sinh được lên lớp khi có đủ các điều kiện nào?
(1) Đối với học sinh lớp 9 và 12
Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định lên lớp hoặc không được lên lớp:
Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
...
Theo đó, học sinh được lên lớp khi có đủ các điều kiện sau:
- Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
- Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Ngoài ra, học sinh trong các trường hợp sau thì không được lên lớp:
- Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
- Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
- Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
- Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
Lưu ý: Đối với học sinh khuyết tật thì căn cứ vào kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp.
Trường hợp học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp thì căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.
(2) Đối với học sinh lớp 6, 7, 8, 10 và 11
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định học sinh được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông khi có đủ các điều kiện sau:
- Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên.
- Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?