Mức trần học phí đại học từ năm học 2023 – 2024 theo Nghị định 97?

Mức trần học phí đại học từ năm học 2023 – 2024 theo Nghị định 97 như thế nào? Việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục như thế nào?

Mức trần học phí đại học từ năm học 2023 – 2024 theo Nghị định 97?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP có quy định mới về học phí đối với giáo dục đại học.

Theo đó, Nghị định 97/2023/NĐ-CP đã sửa đổi quy định mức trần học phí từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027 cụ thể như sau:

[1] Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa bảo đảm chi thường xuyên:

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP như sau:

Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP như sau:

[2] Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:

Theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP như sau:

Theo quy định tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP như sau:

Như vậy, Nghị định 97/2023/NĐ-CP đã điều chỉnh lùi lộ trình tăng học phí 1 năm so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Mức trần học phí đại học từ năm học 2023 – 2024 theo Nghị định 97?

Mức trần học phí đại học từ năm học 2023 – 2024 theo Nghị định 97? (Hình từ Internet)

Việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về thu học phí như sau:

Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
.....

Như vậy, việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục được thực hiện theo các hình thức sau:

- Thu định kỳ hàng tháng.

- Thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm nếu người học tự nguyện.

- Thu theo số tháng thực học đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Thu theo tín chỉ, cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông: Thu tối đa 9 tháng/năm.

Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp: Thu tối đa 10 tháng/năm.

Đối với trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học.

Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và giáo dục đại học công lập như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và giáo dục đại học công lập như sau:

[1] Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản khác có liên quan.

[2] Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Lưu ý: Các quy định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào