Trong trường hợp thay đổi pháp luật nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì được giải quyết bằng các biện pháp gì?
- Trong trường hợp thay đổi pháp luật nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì được giải quyết bằng các biện pháp gì?
- Ưu đãi đầu tư được bảo đảm trong trường hợp thay đổi pháp luật gồm những gì?
- Văn bản đề nghị áp dụng bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật gồm những nội dung gì?
Trong trường hợp thay đổi pháp luật nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì được giải quyết bằng các biện pháp gì?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư 2020 quy định về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật như sau:
Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
...
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Như vậy, trong trường hợp thay đổi pháp luật nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Ưu đãi đầu tư được bảo đảm trong trường hợp thay đổi pháp luật gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật như sau:
Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư.
2. Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật;
b) Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
.....
Như vậy, ưu đãi đầu tư được bảo đảm trong trường hợp thay đổi pháp luật gồm có:
[1] Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật;
[2] Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại [1].
Trong trường hợp thay đổi pháp luật nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư thì được giải quyết bằng các biện pháp gì? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị áp dụng bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật như sau:
Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
.....
3. Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
c) Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
.....
Như vậy, văn bản đề nghị áp dụng bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật gồm những nội dung sau đây:
[1] Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
[2] Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
[3] Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định [2];
[4] Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?