Nội quy lớp học là gì? Mẫu nội quy lớp học dành cho học sinh các cấp mới nhất 2024?
Nội quy lớp học là gì?
Theo đó, có thể hiểu nội quy lớp học là một bộ quy tắc, điều lệ do giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp xây dựng, nhằm mục đích đảm bảo trật tự, kỷ cương, tạo môi trường học tập và rèn luyện tốt cho học sinh. Nội quy lớp học thường bao gồm các nội dung sau:
Thái độ đối với thầy cô, bạn bè
Thời gian học tập
Trang phục, vệ sinh
Hành vi trong lớp
Trách nhiệm của học sinh
[...]
Mỗi cấp học khác nhau sẽ có những nội quy khác nhau. Tại Việt Nam, các bảng nội quy lớp học sẽ được treo trong phòng học hoặc hành lang. Điều này sẽ giúp các bạn học sinh có thể ghi nhớ các quy định cần làm mọi lúc mọi nơi.
Nội quy lớp học có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương trong lớp học. Giúp học sinh hình thành ý thức tự giác, kỷ luật, biết tôn trọng người khác và thực hiện tốt các quy định của nhà trường.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Nội quy lớp học là gì? Mẫu nội quy lớp học dành cho học sinh các cấp mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu nội quy lớp học dành cho học sinh các cấp mới nhất 2024?
Có thể tham khảo các mẫu nội quy học sinh các cấp mới nhất 2024 như sau:
[1] Nội quy lớp học tiểu học Tại đây
[2] Nội quy lớp học trung học cơ sở Tại đây
[3] Nội quy lớp học trung học phổ thông Tại đây
Học sinh THCS, THPT không tuân thủ nội quy nhà trường thì bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức nào?
Tại khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định khen thưởng và kỷ luật như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông không tuân thủ nội quy nhà trường tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức sau:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong các hình thức xử lý kỷ luật học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường không có hình thức buộc thôi học.
Nhiệm vụ của học sinh THCS, THPT được quy định như thế nào?
Tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Như vậy, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?