Đơn ứng tuyển là gì? Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?

Cho tôi hỏi: Đơn ứng tuyển là gì? Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực? Câu hỏi từ chị Nga - Gia Lai

Đơn ứng tuyển là gì? Đơn ứng tuyển thường bao gồm những nội dung nào?

Đơn ứng tuyển, hay còn gọi là đơn xin việc, là một tài liệu bằng văn bản được sử dụng để xin việc làm. Đơn ứng tuyển giúp ứng viên trình bày các thông tin cơ bản của bản thân và trình độ năng lực có liên quan đến công việc.

Mục đích của đơn ứng tuyển là giới thiệu bản thân và thể hiện sự quan tâm của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển. Đơn ứng tuyển giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên và đánh giá khả năng phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.

Về nội dụng đơn ứng tuyển không có một quy định bắt buộc nào nhưng chủ yếu đơn ứng tuyển phải có những nội dung cơ bản sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ;

- Tiêu đề văn bản (Ví dụ: Đơn ứng tuyển, ...);

- Phần kính gửi;

- Phần thông tin của người ứng tuyển bao gồm thông tin cơ bản về bản thân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, ... và các thông tin về năng lực trình độ học vấn;

- Phần lý do lựa chọn công ty hoặc mục tiêu sự nghiệp;

- Phần nêu mong muốn gắn bó với công ty với công việc và phần cảm ơn nhà tuyển dụng;

- Cuối cùng là phần ký và ghi rõ họ và tên.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đơn ứng tuyển là gì? Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?

Đơn ứng tuyển là gì? Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực? (Hình từ Internet)

Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng chứng thực?

Về cơ bản, một bộ hồ sơ xin việc cần có những giấy tờ sau:

- CV xin việc, Đơn xin việc;

- Sơ yếu lý lịch;

- Giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe;

- Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

- Bản photo sổ hộ khẩu;

- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan,..

- Ảnh chân dung

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...

Căn cứ Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
...

Từ những căn cứ nêu trên, pháp luật không có quy định cụ thể phải công chứng chứng thực các loại giấy tờ nào có trong bộ hồ sơ, việc có cần công chứng hồ sơ xin việc hay không phụ thuộc vào quy định của từng công ty.

Trên thực tế, CV xin việc và đơn xin việc không cần phải công chứng chứng thực mà chỉ yêu cầu chứng thực các loại giấy tờ sau tại cơ quan có thẩm quyền:

- Sơ yếu lý lịch (chứng thực chữ ký);

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).

Lệ phí chứng thực hồ sơ đơn ứng tuyển xin việc là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí chứng thực theo bảng sau đây:

Theo đó: phí chứng thực đối với hồ sơ xin việc như sau:

Lưu ý: Mức phí này áp dụng khi chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 năng suất lao động hằng năm tăng bao nhiêu theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ không lương mới nhất, chuẩn nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi sinh con người lao động nhận được các khoản tiền nào? Nhận được bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi đối với các công việc thể dục thể thao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phải bố trí khu vực sơ cứu cấp cứu khi doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có phải báo trước khi chuyển người lao động làm công việc khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Thị Hiền
1,921 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào