Trường tiểu học và trường trung học cơ sở được bố trí bao nhiêu phó hiệu trưởng?
Cơ sở giáo dục phổ thông gồm các trường nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Giáo dục 2019 quy định cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
- Trường trung học cơ sở
- Trường trung học phổ thông
- Trường phổ thông có nhiều cấp học
Trường tiểu học và trường trung học cơ sở được bố trí bao nhiêu phó hiệu trưởng? (Hình từ Internet)
Trường tiểu học và trường trung học cơ sở công lập do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng
...
5. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
...
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định phân cấp quản lý:
Phân cấp quản lý
1. Trường tiểu học do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thành lập và quản lý. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này do cấp có thẩm quyền thành lập quản lý.
2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình trường, lớp tiểu học trên địa bàn.
Căn cứ Điều 6 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định phân cấp quản lý:
Phân cấp quản lý
1. Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
3. Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.
Theo quy định trên, trường tiểu học công lập do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập và quản lý.
Trường trung học cơ sở công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
Như vậy, trường tiểu học và trường trung học cơ sở là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý.
Trường tiểu học và trường trung học cơ sở được bố trí bao nhiêu phó hiệu trưởng?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường được bố trí 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng: số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường được bố trí 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định tự chủ về tổ chức bộ máy:
Tự chủ về tổ chức bộ máy
...
2. Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người;
c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
Đơn vị quy định tại điểm a khoản 1 (trừ các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ), khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó.
Đơn vị quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1, khoản 3, điểm b, c, d khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này được bố trí không quá 02 cấp phó.
...
Theo quy định trên, số lượng phó hiệu trưởng trường tiểu học và trường trung học cơ sở thực hiện theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
Theo quy định trên, trường tiểu học và trường trung học cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập và quản lý. Số lượng phó hiệu trưởng của trường tiểu học và trường trung học cơ sở là không quá 02 người
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?